Sử dụng kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 107 - 110)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.5.3.Sử dụng kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

nông nghiệp, nông thôn

Kinh tế tư nhân thường hoạt động với 3 loại hình chủ yếu: Kinh tế hộ, KTTT và kinh tế tư bản tư nhân.

Thứ nhất: Phát triển kinh tế hộ nông dân và KTTT.

Bên cạnh KTNN và kinh tế tập thể, thì kinh tế hộ nông dân là một bộ phận cấu thành nền KTHH nhiều thành phần ở nông thôn nước ta. Hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ, là lực lượng chủ yếu và trực tiếp tạo ra các nông sản cho nền kinh tế quốc dân, tồn tại lâu dài.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo ra sức mạnh mới trong sự phát triển nông nghiệp và KTNT. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại trong tỉnh, mở ra triển vọng mới để sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, từng bước hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức SXHH trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản.

Kinh tế trang trại có vị trí quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và KTNT. Phát triển Kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Sự ra đời phát triển KTTT gắn liền với sự phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn.

Với 361 trang trại gia đình được hình thành ở Vĩnh long đã có tác động tích cực đến sự phát triển nông nghiệp và KTNT trong tỉnh, thể hiện :

Một là: khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng đất đai, vốn, lao động... thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp toàn diện, góp phần ổn định tình hình KT-XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư ở nông thôn.

Các trang trại ra đời và phát triển đã khai thác tối đa, đưa vào sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để phát triển nông nghiệp và KTNT trên địa bàn, gần 1000 ha đất nông nghiệp được đưa vào khai thác, với nguồn vốn đầu tư hơn 171 tỷ đồng, nhờ đó đã tạo ra hơn 1000 chỗ làm, góp phần giải quyết lao động dôi thừa, tăng mức thu nhập cho bà con nông dân.

Hai là: góp phần quan trọng làm CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển SXHH.

Kinh tế trang trại phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi đã tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động theo hướng phá thế độc canh, chuyển sang đa canh, đa ngành, từng bước xoá bỏ kinh tế TT, TC, phát triển KTHH.

Ba là: Kinh tế trang trại thúc đẩy hình thành, phát triển kinh tế tập thể và mở rộng mối quan hệ liên kết kinh tế với các chủ thể kinh doanh trên địa bàn.

Sự phát triển Kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến hình thành các kiểu, dạng hợp tác về quy mô và trình độ khác nhau như: Hợp tác xã, hiệp hội trang trại, liên trang trại sản xuất -

dịch vụ, câu lạc bộ trang trại... sẽ tiếp thêm nguồn lực cho các trang trại phát triển ổn định trong thời gian tới.

Có thể khẳng địnhKinh tế trang trại gia đình ra đời và phát triển đã tạo ra thế và lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh SXHH, tạo nguồn vốn và tích lũy vốn phục vụ SXKD, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản. Ngoài ra, KTTT cũng tạo ra cách nghĩ, làm mới cho nông dân, thu hút lực lượng lao động dôi thừa, tăng thu nhập góp phần xoá hộ đói, giảm hộ nghèo, nâng dần số hộ đủ ăn và giàu có ở nông thôn.

Thứ hai: Kinh tế tư bản tư nhân.

Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và KTNT cần khuyến khích những người có vốn, có kinh nghiệm quản lý kinh doanh, đặc biệt là các nhà tư bản tư nhân đầu tư phát triển ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Trên cơ sở đó, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào những khâu mà hộ nông dân không đủ khả năng đảm nhận, như: Phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các loại dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, tham gia lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thôn...

Có thể chủ động liên kết kinh tế với tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau để khai thác tiềm năng lợi thế sinh thái của tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản, gắn chế biến với tiêu thụ. Sự tham gia tích cực của kinh tế tư bản tư nhân là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp và KTNT, chuyển đổi CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của tư bản tư nhân, cần phải quan tâm đến những yêu cầu cơ bản sau :

- Quán triệt đầy đủ, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, là chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên cơ sở đó loại bỏ những định kiến, phân biệt đối xử, cùng những lo ngại của các chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân.

Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực SXKD quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm [16, tr.86-87].

- Cần tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, tránh những phiền hà, đặc biệt là những thủ tục đầu tư rườm rà, làm nản lòng các nhà đầu tư.

- Tổ chức các mối liên kết kinh tế giữa người sản xuất, chế biến, người làm dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên từng địa bàn.

- Thực hiện chủ trương khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư phát triển KTHH trong nông nghiệp, nông thôn, tất yếu sẽ diễn ra việc tích tụ ruộng đất. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ quá trình này, sao cho phù hợp với quá trình CDCCKT và trình độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ, từng bước chuyển dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, không để nông dân mất ruộng đất mà không tìm được việc làm dẫn đến bần cùng hóa.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 107 - 110)