- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong
3.2.6.2. Chính sách đất đa
Đất đai là yếu tố cơ bản của những người sống bằng nghề nông, nó là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Do đó chính sách đất đai được xem là khâu “đột phá” tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH và công nghiệp hóa.
Trong những năm qua, nhờ chính sách đất đai đúng đắn, đã có tác dụng to lớn thúc đẩy nông nghiệp và KTNT phát triển và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống của nông dân. Do yêu cầu mới của sự phát triển, cần phải giải quyết đúng đắn quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, theo luật đất đai 2003 xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Ở Vĩnh long hiện còn 3.703 hộ nông dân, chủ trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, chiếm 2,56% hộ nông nghiệp - thuỷ sản toàn tỉnh [46]. Do đó, họ chưa an tâm sản xuất và gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng lâu dài. Bên cạnh đó, KTHH bắt đầu phát triển mạnh mẽ dẫn đến tích tụ, tập trung đất đai để mở rộng sản xuất, điều đó phù hợp với quy luật phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá, nhưng cũng làm cho một bộ phận nông dân không có đất sản xuất. Ngoài những người có điều kiện chuyển nhượng để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, thì còn có nhiều hộ nông dân nghèo thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, làm ăn thua lỗ phải chuyển nhượng, gán nợ rồi đi làm thuê. Vĩnh long hiện có 9.118 hộ không đất sản xuất, chiếm 6,30% hộ nông nghiệp - thuỷ sản [23]. Như vậy, giải quyết mâu thuẫn tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế hàng hóa đi lên sản xuất lớn với việc đảm bảo cho nông dân làm nông nghiệp không bị mất đất, có đất đai để canh tác là bài toán khó, không đơn giản, trong điều kiện công nghiệp và dịch vụ nông thôn Vĩnh Long chưa phát triển như hiện nay. Căn cứ vào thực trạng biến động đất đai ở Vĩnh Long và để đẩy mạnh phát triển nền nông
nghiệp thương phẩm, thúc đẩy CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:
Một là: Thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và các chủ trang trại để họ yên tâm đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của đất đai, kể cả thế chấp vay vốn ngân hàng.
Hai là: Giải quyết ruộng đất cho những người sống ở nông thôn làm nông nghiệp có đất để sản xuất, bảo đảm cuộc sống.
Cần giải quyết hài hòa giữa việc Nhà nước có chính sách bảo đảm đất cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy với việc thực hiện ai giỏi nghề gì làm nghề đó. Trong bước khởi đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, CCKT nông thôn biến đổi còn chậm, cần có giải pháp vừa khuyến khích những hộ giỏi ngành nghề phi nông nghiệp, thực hiện phương châm: “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, vừa có giải pháp để hạn chế việc phải sang nhượng ruộng đất vì những khó khăn hoặc rủi ro của những người chưa có nghề gì khác ngoài nông nghiệp, để những hộ này không trở thành hộ mất đất phải đi làm thuê. Chống các tệ nạn xã hội: Rượu chè, cờ bạc, nghiện hút và những tiêu cực khác khi cuộc sống gặp phải khó khăn, bức xúc... Phát động trong nông dân phong trào “Lá lành đùm lá rách”, tương trợ lẫn nhau. Một trong những giải pháp cơ bản lâu dài là ra sức phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để thu hút lực lượng lao động nông dân nghèo không có đất vào các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp.
Ba là: Thực hiện chính sách “hạn điền” mềm dẻo, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng gia đoạn phát triển của đất nước.
Đối với một nước đông dân, chủ yếu vẫn còn sống bằng nghề nông, chính sách “hạn điền” có giá trị và ý nghĩa của nó. Tại khoản 1 Điều 70 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất NTTS, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất” và khoản 4 điều 70 quy định: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất NTTS, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta”, Nghị định 181 ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, tại khoản 1 điều 69 về hạn mức giao đất nông nghiệp “Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất NTTS, đất làm
muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba (3) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL; không quá hai (2) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác”. Hạn mức đất nông nghiệp như trên là phù hợp với điều kiện quỹ đất đai và khả năng đầu tư sản xuất của hộ nông dân ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên chính sách “hạn điền” cần xem xét phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để không làm hạn chế sự phát triển của các hộ nông dân làm trang trại. Diện tích bình quân 1 trang trại ở Vĩnh Long là 2 ha, trong đó có những loại trang trại diện tích bình quân đã vượt mức hạn điền, như trang trại ngành trồng trọt là 3,26 ha, trang trại tổng hợp là 3,12 ha. Thực tế có nhiều trang trại đã vượt mức hạn điền, như trang trại trồng trọt ở xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình với diện tích hơn 8 ha. Nông nghiệp Vĩnh Long phần lớn là trồng cây hàng năm và NTTS, do vậy trong tương lai các trang trại ở Vĩnh Long sẽ gặp khó khăn trong mở rộng quy mô, nhất là các trang trại chuyên canh. Mặt khác tại khoản 1 điều 67 Luật Đất đai 2003 quy định: “Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất NTTS, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và 4 điều 70 của Luật nầy là hai mươi năm”. Điều nầy cũng gây lo ngại cho các nhà đâu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, vì vậy cần thực hiện chính sách “hạn điền” và “thời gian giao đất” mềm dẻo, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước, có như vậy mới thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư và họ an tâm đầu tư lâu dài, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCKTNT của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
Bốn là: cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư và bố trí sản xuất phù hợp.
Căn cứ vào lợi thế sinh thái của bốn vùng hiện có, mà quy hoạch cụ thể các tiểu vùng cho phù hợp với đặc điểm từng cây trồng như: lúa, màu, cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp hàng năm… vùng NTTS, chăn nuôi gia súc, gia cầm… từ đó định hình việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; có chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng loại nguyên liệu tập trung của từng vùng. Tạo sự gắn bó chặc chẽ và lâu dài giữa người sản xuất nguyên liệu chuyên canh và các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp - thuỷ sản, thực hiện mua bán trên cơ sở các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân, từ đó mà ổn định nguồn nguyên liệu lâu dài cho
doanh nghiệp và cũng ổn định thị trường đầu ra cho nông dân, chính sự tác động qua lại nầy tạo nên sự gắn bó lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.