Đẩy mạnh công tác thủy lợi hóa, giải quyết nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 98 - 99)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác thủy lợi hóa, giải quyết nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt

sinh hoạt

* Phát triển thủy lợi bảo đảm tưới tiêu trên diện rộng, đặc biệt là các vùng chuyên canh.

Thủy lợi là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn cho phát triển ngành nông nghiệp, đúng như cha ông ta đã tổng kết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vì vậy, từ trước đến nay cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, luôn chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi, luôn coi “thủy lợi là mặt trận hàng đầu” để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh… theo hướng SXHH lớn.

- Tỉnh Vĩnh Long cần phát triển thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu (trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, NTTS) của địa phương; kết hợp giao thông nông thôn, bảo vệ và phát triển môi trường, đa dạng sinh vật. Các công trình đầu tư thuỷ lợi phải đảm bảo bền vững về mặt cơ học, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, trong đó ưu tiên tối đa cho mục tiêu phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Hệ thống thủy lợi phải đảm bảo hoạt động tốt, phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong điều kiện nước biển dâng lên.

- Song song với công tác khai thác, đầu tư thuỷ lợi trong tương lai phải tính đến các dự án bảo vệ nguồn nước, tăng lượng phù sa, tăng độ dinh dưỡng đất trồng, kềm chế hoạt động phèn, phòng ngừa xâm nhập mặn, biến đổi ngày càng tăng đỉnh lũ cục bộ thường diễn ra ở Vĩnh Long.

- Kết hợp đầu tư mới với duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi đã và đang xuống cấp trước các tác động của thiên nhiên và con người.

- Đầu tư các công trình thuỷ lợi tránh dàn đều, xác định các công trình trọng điểm, tạo đột phá phục vụ tưới tiêu nước, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất, phù hợp với nhu cầu và tính đặc thù của tỉnh.

- Đầu tư thuỷ lợi gắn kết với quy hoạch nông nghiệp, thuỷ sản, CDCCKT, bố trí luân canh cây trồng, vật nuôi trên các tiểu vùng ở địa phương trong tỉnh.

* Cấp nước nông thôn:

Trong những năm qua, cùng với quá trình đẩy nhanh phát triển KT-XH của tỉnh, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng bởi thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt... từ đó làm cho nhu cầu về nước sạch cho sinh hoạt ở nông thôn ngày càng cấp thiết hơn. Vĩnh Long đã đưa tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ 55% năm 2001 lên 80,2% vào cuối năm 2007, trong đó chỉ có 49,02% hộ sử dụng nước sạch đạt chuẩn. Vì vậy trong những năm tới cần tập trung thực:

- Tiếp tục đầu tư, chuyển dần những công trình cấp nước đơn lẻ (giếng khoan tay, bể lọc cát chậm, giếng thấm gia đình) thành các công trình cấp nước tập trung với khả năng xử lý nước đạt tiêu chuẩn, phục vụ có hiệu quả các cụm, tuyến dân cư từ 300 đến 500 hộ.

- Kết hợp đầu tư mới với đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bằng nhiều hình thức: tập huấn, truyền thông, tờ rơi, hội thảo, hội thi và lồng ghép thực hiện chỉ thị 200/TTg với việc vận động thực hiện chỉ thị 01/TU của Tỉnh uỷ về xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, nơi công cộng; nâng cao năng lực quản trị đội ngũ quản lý hệ thống cấp nước ở các địa phương.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)