Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 44)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

2.1.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Kết cấu hạ tầng nông thôn: * Giao thông:

- Đường bộ:

+ Quốc lộ: Vĩnh Long có trục Quốc lộ 1A cấp III đồng bằng, chuẩn bị cải tạo nâng lên cấp I theo qui hoạch, con đường huyết mạch của ĐBSCL, đoạn chạy qua Vĩnh Long dài 35 km, đặc biệt cầu Mỹ Thuận đã làm cho giao thông đường bộ Vĩnh Long nối liền với các tỉnh bờ Bắc sông Tiền và vùng Đông Nam Bộ, nhất là TPHCM trở nên rất thuận lợi. Ngoài ra, còn có quốc lộ 53 dài 43 km, quốc lộ 54 dài 49 km, quốc lộ 57 dài 7,5 km, cùng với các đoạn QL 80 dài 3,7 km, QL 53 nối dài 4 km… đã và đang được nâng cấp, tổng chiều dài các tuyến quốc lộ là 142,2 km.

+ Đường tỉnh: hiện có 8 tuyến (Tỉnh lộ: 901, 902, 903, 904, 905, 906, 908, 909) với tổng chiều dài 194 km đã và đang được nâng cấp, lưu thông vận chuyển tương đối thuận lợi. Trên các tuyến có 51 cầu, với tổng chiều dài các cầu là 2.631m. Đến năm 2006 đã

hoàn thành nâng cấp trải nhựa các tuyến đường chính, tiếp tục đầu tư mở mới tỉnh lộ 907, dài 91 km và kéo dài tỉnh lộ 909 thêm 30 km.

+ Đường huyện: tổng chiều dài các tuyến đường huyện là 333 km, với 150 chiếc cầu trên các tuyến có chiều dài 5.480 m. Nhìn chung đường huyện đã có nâng cấp xong về cấp kỹ thuật chưa đảm bảo, bề rộng mặt đường còn hẹp, cần được đầu tư nâng cấp và mở rộng, phục vụ tốt vận chuyển sản phẩm và hành khách.

+ Đường xã: có 1.540 km có kết cấu mặt đường là đá, nhựa, chủ yếu cho xe hai bánh lưu thông, cơ bản đã xoá cầu khỉ. Tính đến 31/12/2007 tỉnh còn 11 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã.

Nhìn chung, giao thông đường bộ đã từng bước nâng cấp, song do địa chất công trình ở nền đất yếu, sông - kênh - rạch chằng chịt, hàng năm lại bị ngập lũ nên đầu tư xây dựng giao thông rất tốn kém. Hiện tại, giao thông nông thôn đã có nhiều cải thiện, đáp ứng ngày một tốt hơn cho các phương tiện tham gia giao thông; song về mùa mưa lũ còn có khó khăn vì đường xuống cấp, nhất là lũ tháng 10. Đây chính là vấn đề tồn tại, cần được tiếp tục đầu tư trong những năm tới để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn mới.

- Đường thuỷ:

Với 3 sông lớn: sông Hậu, sông Tiền và sông Cổ Chiên là các tuyến giao thông quốc gia - quốc tế. Cảng Vĩnh Thái (bờ sông Cổ Chiên) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 1.000 - 3.000 tấn, ngoài ra là các cảng Bình Minh (bờ sông Hậu) và cảng An Phước (bờ sông Cổ Chiên). Tổng năng lực các cảng trên 700 ngàn tấn/năm.

Ngoài ra, Vĩnh Long còn có sông Măng Thít (nối sông Cổ Chiên với sông Hậu) là tuyến giao thông thuỷ quốc gia quan trọng ở ĐBSCL, cộng với 482 km kênh cấp I và 1.003,282 km kênh cấp II (mật độ đường thuỷ 3,93 km/km2) hợp thành hệ thống giao thông đường thuỷ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Công trình thuỷ lợi:

Đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 94.000 ha đất nông nghiệp được khép kín thuỷ lợi, chiếm 80,35% diện tích đất nông nghiệp, tăng 31.879 ha so với năm 2001; cụ thể có 25.363 ha cây lâu năm, chiếm 55,95% diện tích cây lâu năm, 68.637 ha cây hàng năm, chiếm 98% diện tích cây hàng năm. Diện tích ngăn lũ dưới mức báo động III ở Vĩnh Long

là 78.000 ha, trong đó có khoảng 40.741 ha ngăn được đỉnh lũ năm 2002 (có 20.000 ha vườn cây ăn trái) và khoảng 77.190 ha tưới tiêu chủ động, chiếm 67,7% diện tích đất nông nghiệp.

Ở Vĩnh Long, diện tích đất nông nghiệp ở nội vùng, dọc các kênh, rạch phân vùng (kênh cấp 2) cơ bản đều có đê bao. Trừ một số vùng đất dọc sông lớn như các sông Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Hậu, Bang Tra, Măng Thít, một số kênh trục, kênh cấp I liên vùng chưa được đầu tư như: kênh Xã Hời, Xã Khánh, Cần Thơ - Huyện Hàm, Từ Tải - Hai Quý, Tầm Vu (Bình Minh) và cù lao Dài, một số bãi bồi ven sông, đuôi cù lao chưa khai thác là không có đê bao. Hệ thống đê hiện có cùng với mạng lưới đường bộ trong tỉnh hình thành hệ thống đê ngăn lũ bảo vệ cho diện tích 94.000 ha nêu trên, đảm bảo nhu cầu CDCCKT - xã hội nông thôn phát triển.

- Thông tin liên lạc:

Bình quân dân số sử dựng điện thoại ở nông thôn năm 2001 là 2,1 máy/100 dân, 2005 là 12,3 máy/100 dân và năm 2007 là 25 máy/100 dân (di động và cố định), tốc độ phát triển đạt 155,78%/năm.

Mạng viễn thông đã được số hoá những năm 1990 và bắt đầu chuyển sang thế hệ mới (NGN), đường cáp quang đã dẫn đến toàn bộ các huyện, thị. Mạng điện thoại di động phủ sóng đến tất cả các trung tâm lớn, các trục quốc lộ, tỉnh lộ.

Tuy vậy, dịch vụ Internet băng rộng còn rất hạn chế về thiết bị nên chưa cung cấp rộng rãi được, tốc độ truyền dữ liệu không ổn định.

- Dịch vụ- thương mại:

Giai đoạn 2001-2007 tỉnh đã xây mới và nâng cấp được 40 chợ. Trong đó có nhiều chợ ở khu vực nông thôn nhằm góp phần giải quyết tiêu thụ hàng hoá nông sản. Tổng số chợ trong tỉnh năm 2001 là 78 chợ, năm 2007 được nâng lên 99 chợ.

Các loại hình mua bán văn minh như siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã có các siêu thị lớn đi vào hoạt động như siêu thị CoopMart, siêu thị Vinatex, siêu thị Quang Đại, siêu thị Thuỷ Tiên góp phần cung ứng hàng hoá cho nhân dân.

Vĩnh Long có đường dây 220 KV Cai Lậy - Trà Nóc, đường dây 220KV Cai Lậy - Vĩnh Long đi qua và trạm biến áp 220 KV Vĩnh Long chủ yếu cung cấp điện cho 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Do có trạm nguồn 220 KVA Vĩnh Long 2 nên việc cung cấp điện cho các trạm nguồn 110 KV được bảo đảm. Tuy nhiên lưới 110 KV hình tia chưa được kết mạch vòng nên độ tin cậy chưa cao, đường dây 110 KV trạm Vĩnh Long 2 đến trạm 110 KV Duyên Hải tổng chiều dài khoảng 100 km cấp điện cho nhiều trạm, chất lượng điện áp cuối đường dây còn thấp.

Tổng chiều dài dây hạ thế của tỉnh là 2.499,7 km lưới hạ thế có cấp điện áp 220/380V (3 pha) và 220V (1 pha). Mạng lưới hạ thế chủ yếu phục vụ quản lý tiêu dùng dân cư và thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nhỏ và nông nghiệp.

Hiện nay ở Vĩnh Long số xã, phường, thị trấn có điện/tổng số xã, phường: 107/107; tỷ lệ hộ dân có điện sử dụng đạt trên 98%; điện thương phẩm bình quân/đầu người/năm (KWh): 265.

 Về cơ giới hoá nông nghiệp:

Theo thống kê đến 2007 toàn tỉnh có: 1.058 máy kéo lớn 4 bánh, 4.673 máy kéo nhỏ, 23.310 động cơ dầu, động cơ xăng với công suất 12 mã lực/máy. Bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp là: 1,26 CV đảm bảo tốt khâu làm đất. Ngoài ra, còn được trang bị: 6.203 máy bơm nước, 4.340 máy tuốt lúa với tổng công suất 3.344 tấn/giờ, đảm bảo 100% cơ giới hoá khâu suốt lúa, 51 máy gặt xếp dãy, 121 máy gặt đập liên hợp, 495 máy sấy với công suất 870 tấn/mẽ, đảm nhiệm 40% sản lượng lúa Hè Thu và Thu Đông, 862 máy phun thuốc có động cơ. Cơ giới hoá đã đảm bảo gần 100% khâu làm đất, vận chuyển, phun thuốc trừ sâu bệnh, tuốt lúa góp phần tích cực vào sản xuất nông nghiệp. Một số khâu cần trang bị thêm là máy gieo hạt (máy sạ hàng)… để từng bước hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 44)