- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong
2.2.1.2. Thực trạng công nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2001 đến
Công nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện rất sớm với các làng nghề truyền thống lâu đời, song do những điều kiện KT-XH qua những thời kỳ khác nhau nên có lúc thịnh, suy khác nhau. Trước đây công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn được xem như một nghề phụ để giải quyết thời gian nông nhàn và lao động dư thừa ở nông thôn. Từ khi đổi mới, đặc biệt từ 2001 đến nay các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn được phục hồi và phát triển khá, góp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn.
* Về số cơ sở sản xuất:
Bảng 2.11: Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn nông thôn
Đơn vị tính: Cơ sở 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG CỘNG 4,938 5,001 5,145 5,199 5,727 6,188 8,791 1. Huyện Long Hồ 1,001 887 833 816 892 953 1,018 2. Huyện Mang Thít 1,254 1,297 1,485 1,503 1,598 1,656 1,798 3. Huyện Bình Minh 927 1,015 965 958 1,077 1,132 1,161 4. Huyện Tam Bình 446 484 438 507 573 614 1,617 5. Huyện Trà Ôn 619 612 624 605 689 744 973 6. Huyện Vũng Liêm 691 706 800 810 898 1,089 2,224 Nguồn: [7, tr.126].
Qua số liệu cho thấy: Năm 2001 có 4.938 cơ sở, đến năm 2007 tăng lên 8.791 cơ sở, tăng 78,02% so với năm 2001, tăng bình quân 11,14%/năm. Số cơ sở sản xuất chiếm tỷ trọng cao và phân bố nhiều ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình. Trong đó, huyện Mang Thít các cơ sở chiếm tỷ trọng khá cao và có tốc độ tăng khá ổn định qua các năm, còn hai huyện Vũng Liêm và Tam Bình năm 2007 có số cơ sở tăng đột biến là do xuất hiện những ngành nghề mới như: đan thảm lục bình, kết cườm trên áo, bóc vỏ hạt điều.
Nhóm ngành nghề sản phẩm đất nung gạch ngói: Có đến 91,13% số cơ sở nằm trên địa bàn huyện Mang Thít, gốm mỹ nghệ có đến 68,8% năm ở huyện Mang Thít, 30% năm trên huyện Long Hồ.
Nhóm ngành chế biến lương thực - thực phẩm:
+ Xay xát gạo: Có 20,95% cơ sở nằm trên địa bàn huyện Trà Ôn, Tam Bình là 19,5%, Long Hồ là 13,01%, huyện Mang Thít và Bình Minh là 12,67%.
+ Sản xuất bún bánh, hủ tiếu: Có 24,21% nằm trên địa bàn huyện Vũng Liêm, huyện Bình Minh là 17, 89%, huyện Tam Bình 16,8%, huyện Long Hồ và Mang Thít đều trên 10%.
+ Sản xuất tương chao, tàu hủ: Có 29,27% cơ sở nằm trên địa bàn huyện Bình Minh, huyện Vũng Liêm là 26,83%, huyện Long Hồ là 21,99%, huyện Mang Thít 12,20%.
+ Sản xuất nước chấm: Có đến 65% cơ sở nằm trên địa bàn huyện Bình Minh, huyện Long Hồ 35%.
+ Sản xuất bánh kẹo: Có đến 62,5% nằm trên địa bàn huyện Vũng Liêm, huyện Tam Bình 8,33%.
+ Sấy trái cây: Có đến 66% nằm trên địa bàn huyện Long Hồ, 32% nằm huyện Vũng Liêm và 2% nằm trên huyện Mang Thít.
Nhóm chế biến gỗ và lâm sản:
+ Cưa xẻ gỗ: Có đến 29,17% nằm trên địa bàn huyện Vũng Liêm; 20% huyện Mang Thít; huyện Trà Ôn 14,17%; 12,5% ở huyện Tam Bình; 8,33% huyện Long Hồ.
+ Đóng tàu thuyền: Có đến 34,88% cơ sở nằm trên huyện Long Hồ; 23,26% huyện Vũng Liêm; 20,93% huyện Tam Bình; huyện Bình Minh 11,63%.
+ Đan lát: Có đến 85,55% cơ sở nằm trên huyện Mang Thít; 9,54% cơ sở huyện Bình Minh; 3,76% huyện Long Hồ và Vũng Liêm 1,16%.
+ Dệt chiếu: Có đến 91,53% cơ sở nằm trên địa bàn Vũng Liêm; 5,3% ở huyện Long Hồ còn lại một số nhỏ nằm huyện Mang Thít, Bình Minh.
+ Đan thảm lục bình: Có đến 72,32% nằm trên địa bàn huyện Tam Bình, 26,14% ở huyện Vũng Liêm, còn lại một số nhỏ nằm ở huyện khác.
+ Kết cườm trên áo: có đến 63,23% nằm trên địa bàn huyện Vũng Liêm, 35,18% ở huyện Tam Bình, còn lại một số nhỏ nằm ở huyện khác.
Nhóm ngành cơ khí, hàn tiện: Có đến 27,06% nằm trên địa bàn huyện Vũng Liêm; 17,65% ở huyện Mang Thít; 17,06% huyện Bình Minh; 15,88% huyện Tam Bình; huyện Long Hồ 12,94%; huyện Trà Ôn 7,06%.
Từ những dữ liệu trên, huyện Mang Thít có thế mạnh về phát triển ngành nghề gạch ngói, gốm mỹ nghệ; huyện Long Hồ có thế mạnh phát triển ngành nghề sơ chế, chế biến trái cây, dệt kết thảm, chằm nón lá, du lịch sinh thái; huyện Vũng Liêm có thế mạnh về phát triển chế biến lương thực, sơ chế nấm rơm, dệt chiếu, chế biến gỗ, cơ khí hàn tiện, kết cườm trên áo; huyện Tam Bình có thế mạnh về phát triển xay xát lúa gạo, đan thảm lục bình; huyện Bình Minh có thế mạnh các cơ sở chế biến thực phẩm (tương chao, tàu hủ, nước chấm); huyện Trà Ôn chưa thấy xuất hiện thế mạnh phát triển ngành nghề nông thôn. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của tiểu, thủ công nghiệp trong phát triển KT-XH trên địa bàn nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long.
* Về lao động:
So với năm 2001 có 37162 người tham gia vào lao động trong các ngành nghề CNNT, năm 2007 tăng thêm 12.574 người, nâng tổng số lao động trong các ngành nghề CNNT lên 49.736 vào cuối năm 2007, tăng 33,83% so với năm 2001, chiếm trên 10% tổng số lao động nông thôn.
* Về làng nghề: Làng nghề ở đây được xem xét là sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn. Qua thực tế phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn, làng nghề giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Năm 2001 có 6 làng nghề với 243 lao động, đến năm 2007 tăng thêm 16 làng nghề, nâng số làng nghề của tỉnh lên 22 và nâng tổng số lao động trong các làng nghề lên 10.354 lao động [44].
* Về giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn:
Năm 2001 là 1.021 tỷ 995 triệu đồng, tăng 10,94% so với năm 2000 Năm 2002 là 1.174 tỷ 100 triệu đồng, tăng 14,88% so với năm 2001 Năm 2003 là 1.382 tỷ 623 triệu đồng, tăng 17,76% so với năm 2002 Năm 2004 là 1.660 tỷ 302 triệu đồng, tăng 20,08% so với năm 2003 Năm 2005 là 2.021 tỷ, tăng 21,72% so với năm 2004
Năm 2006 là 2.432 tỷ 231 triệu đồng, tăng 20,34% so với năm 2005 Năm 2007 là 3.054 tỷ 452 triệu đồng, tăng 25,58% so với năm 2006
Như vậy giai đoạn 2001 - 2007 tốc độ tăng trưởng bình quân là: 18,75%/năm; năm 2007 đóng góp 56,1% giá trị cho toàn ngành công nghiệp [44].