- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong
1.2.2.3. Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
CDCCKTNT phải nhằm đạt được mục tiêu KT-XH của SXKD trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, việc đo lường hiệu quả KT-XH của quá trình CDCCKTNT là việc làm rất cần thiết, nhưng đây lại là vấn đề rất khó khăn và phức tạp.
Hiệu quả kinh tế được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quả SXKD thu được với chi phí sản xuất đã bỏ ra. So sánh kết quả sản xuất trên từng địa bàn nông thôn sẽ có được chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế cần thiết. Tuy nhiên, KTNT với đặc trưng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do vậy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và phương pháp tính phải phối hợp với nội dung và phương pháp tính hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả của CDCCKTNT ta sử dụng ba nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Một là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xét về mặt kinh tế bao gồm:
+ Giá trị sản phẩm và tỷ trọng giá trị sản phẩm của các ngành (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ), các bộ phận cấu thành (Ngành, vùng, thành phần kinh tế ) KTNT.
+ Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành trong KTNT. + Tốc độ tăng trưởng chung và tốc độ tăng trưởng của từng ngành trong KTNT.
+ Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn.
+ Thu nhập bình quân của một lao động và tốc độ tăng của thu nhập bình quân một lao động ở nông thôn.
+ Giá trị sản lượng và tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích hoặc một lao động ở nông thôn.
Ngoài ra người ta còn xét hiệu quả vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn, diện tích và cơ cấu diện tích đất đai, lao động và cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi …, đặc biệt là cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn.
- Hai là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xét về mặt xã hội:
+ Số tuyệt đối và tương đối của lao động có việc làm và thất nghiệp trong quá trình CDCCKTNT.
+ Cơ cấu lao động trong các ngành KTNT. + Tỷ lệ hộ đói, nghèo ở nông thôn.
+ Tỷ lệ nhà tranh, tre tạm bợ.
+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, nước sạch. + Tỷ lệ học sinh đến trường.
+ Tỷ lệ người được tiếp cận dịch vụ y tế.
+ Các vấn đề về giao thông, thông tin, liên lạc…
- Ba là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt môi trường. Trong đó:
+ Môi trường tự nhiên: Có bị ô nhiễm hay không hoặc khả năng cải thiện như thế nào.
+ Môi trường xã hội: trật tự, an ninh có được đảm bảo không, hay các tệ nạn xã hội có tồn tại và phát triển đồng thời với sự phát triển của KTNT hay đã được đẩy lùi …
Ba nhóm chỉ tiêu trên phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện hiệu quả cơ cấu KT - XH nông thôn và CDCCKTNT. Muốn đánh giá quá trình CDCCKTNT ta so sánh các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả CCKT nông thôn qua các năm khác nhau để thấy được mức tăng trưởng của KTNT, tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm hộ đói, nghèo … ở nông thôn.
Để đánh giá hiệu quả việc CDCCKTNT phải xem xét cả ba mặt: KT-XH - môi trường, không thể xem nhẹ mặt nào. Đây cũng là tiêu chí để xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại và xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững thân thiện với môi trường.
Tiểu kết chương 1
Cơ cấu KTNT hình thành, phát triển và biến đổi là một quá trình lịch sử tự nhiên, do vậy con người không thể tùy tiện xoá bỏ hay dựng lên một CCKT nông thôn khác không phù hợp. Vấn đề con người phải nhận thức được quy luật phát triển và biến đổi nó, những nhân tố ảnh hưởng đến nó, tác động vào nó, làm cho nó nhanh chống biến đổi và tạo ra một CCKT nông thôn mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và thế giới, nhằm mang lại hiệu quả KT-XH cao cho cư dân nông thôn.
Nội dung CCKT nông thôn bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Quá trình CDCCKTNT là tất yếu và cần thiết. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, đòi hỏi của thị trường, của CNH, HĐH và đặc biệt để giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn hiện nay.
Mục đích của CDCCKTNT là làm cho KTNT nói riêng và kinh tế đất nước nói chung tăng trưởng và phát triển, xây dựng nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và đô thị.
Xu hướng CDCCKTNT: từ một nền nông nghiệp thuần nông, độc canh cây lúa, tự túc - tự cấp sang một nền nông nghiệp đa canh, gắn với thị trường. Nông thôn hình thành thêm nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ được hình thành và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, còn tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng trong CCKT nông thôn. Trong nội bộ ngành nông nghiệp: tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng, còn tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm tương ứng. Đây chính là xu hướng có tính quy luật của quá
trình CDCCKTNT mà một số nước Châu Á có điểm xuất phát là nông nghiệp tương đồng nước ta đã và đang trải qua.
Chương 2