Phát triển mạng lưới giáo dục, y tế nông thôn, tạo tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 101 - 103)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.3.5.Phát triển mạng lưới giáo dục, y tế nông thôn, tạo tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Phát triển mạng lưới giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề có tính quyết định cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Cơ sở vật chất trường học tốt sẽ tác động rất lớn đến quá trình giáo dục, nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học. Những năm qua tỉnh đã quan tâm và đầu tư lớn kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất trường học, số phòng học kiên cố mặc dù có sự gia tăng liên tục trong nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa xoá được hình ảnh tranh, tre, lá của một số trường ở vùng nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, trong thời gian tới cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức đúng mức mua sắm các phương tiện phục vụ giảng dạy hiện đại, xoá các phòng học tạm, tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn của tỉnh. (năm học 2006 - 2007, số phòng học kiên cố có 4.881 phòng, tỷ lệ 96,73% và phòng học tạm thời, tre lá còn 165 phòng, chiếm tỷ lệ 3,27%). Cụ thể:

- Bằng nhiều nguồn kinh phí: Trung ương, địa phương, các nguồn tài trợ, đóng góp của nhân dân … tiếp tục kiên cố hóa các trường học ở nông thôn, hướng ưu tiên tập trung cho các xã nghèo. Tu sửa, đóng mới bàn ghế, trang bị đủ đồ dùng dạy học, sách giáo khoa cho học sinh. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường để đạt tiêu chuẩn tối thiểu:

diện tích phòng học cho mỗi học sinh, đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách phù hợp với từng độ tuổi…

- Tiếp tục đầu tư kinh phí để hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho trường trung cấp nghề của tỉnh và các trung tâm dạy nghề huyện - thị, trong đó nâng trường trung cấp nghề lên trường cao đẳng, huy động các nguồn lực, kinh phí đầu tư xây dựng trường dạy nghề cho khu vực huyện Bình Minh và Bình Tân, tạo điều kiện để nâng từ 2 - 3 trung tâm dạy nghề lên trường dạy nghề; đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, chú ý dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thông qua các trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ và cho yêu cầu xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở (Y tế xã) cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cơ bản của toàn dân, đồng thời thực hiện được một số kỹ thuật đơn giản trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về mắt, răng, tai mũi họng, sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ trẻ em. Các Trạm Y tế xã, phường đều được kiên cố phù hợp điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, tiến tới đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã.

Bảo đảm mỗi Trạm Y tế xã có ít nhất một Bác sỹ, một nữ hộ sinh hoặc Y sỹ sản nhi và một cán bộ làm công tác y dược học cổ truyền; mỗi khóm ấp có từ 01 đến 02 nhân viên Y tế có trình độ từ sơ học y trở lên hoạt động. Thành lập mới một số bệnh viện khu vực liên xã ở vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới vận chuyển cấp cứu bệnh nhân trên mọi địa bàn dân cư. Tổ chức việc phòng trừ bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, bệnh tay chân miệng ở trẻ em; tiêm phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ mang thai và các bệnh truyền nhiễm khác cho trẻ em; giáo dục mọi người ý thức tự giác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, dùng nước sạch, làm vệ sinh khu vực sinh sống để đảm bảo sức khỏe cộng đồng cư dân nông thôn. Đặc biệt phòng chống căn bệnh thế kỷ “AIDS” đang hình thành, lây lan trên diện rộng, không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 101 - 103)