Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 91 - 95)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tớ

* Mục tiêu đến năm 2010:

- Đưa GDP bình quân đầu người từ 540 USD năm 2007, lên 810 - 860 USD.

- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 6,5% (Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2001-2007 là 5,4%/năm)

- Cơ cấu GDP: Nông nghiệp - thuỷ sản 65,5%, công nghiệp - xây dựng 13,5% và dịch vụ 21%. (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2007 là: 70,5% - 11,3% - 18,2%.) (theo giá hiện hành).

- Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 70%, công nghiệp 11% và dịch vụ 19% (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2007 là: 74,2% - 9,2% - 16,6%).

* Mục tiêu đến năm 2015:

- GDP bình quân đầu người khoảng 1.380 - 1.480 USD.

- Cơ cấu GDP: Nông nghiệp - thuỷ sản 57,5%, công nghiệp - xây dựng 15% và dịch vụ 27,5% (theo giá hiện hành).

- Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 61% - công nghiệp 15% - dịch vụ 24%.

* Mục tiêu đến năm 2020:

- GDP bình quân đầu người khoảng 1.780 - 1.880 USD.

- Cơ cấu GDP: Nông nghiệp - thuỷ sản 48%, công nghiệp - xây dựng 18% và dịch vụ 34% (theo giá hiện hành).

- Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 48%, công nghiệp 20% và dịch vụ 32%.

3.1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới trong thời gian tới

Là một bộ phận cấu thành nông nghiệp và KTNT cả nước, Vĩnh Long vừa chịu sự tác động chi phối bởi các quy luật chung, vừa chịu ảnh hưởng bởi các quy luật đặc thù của nó. Do đó phương hướng CDCCKT KTNT Vĩnh Long đến 2010; 2015 và 2020 được xác định như sau:

Một là: Chuyển nền kinh tế có trình độ phát triển SXHH nhỏ (tuy có một số yếu tố hiện đại), sang đa canh, đa ngành nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế tài nguyên sinh thái của tỉnh, xây dựng một nền nông nghiệp thương phẩm hiện đại, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.

Hai là: Phương hướng SXKD sẽ chuyển đổi theo hướng sản xuất tập trung chuyên canh cao, đi đôi với kinh doanh tổng hợp.

Vĩnh Long có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp toàn diện, trong những năm tới với điều kiện phát triển mới, cho phép phát triển tập trung cây ăn trái đặc sản như: xoài cát hoà lộc, cam sành, bưởi năm roi, sầu riêng Ri6; vùng chuyên canh lúa đặc sản, vùng sản xuất rau đậu các loại, đặc biệt là vùng chuyên NTTS... để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị nông sản trên thị trường.

Việc sản xuất chuyên canh kết hợp với kinh doanh tổng hợp là do tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Mặt khác, trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH sẽ đặt ra những yêu cầu mới mà từng hộ nông dân, các trang trại, tổ chức kinh tế tập thể có thể phát huy thế mạnh của mình để phát triển tổng hợp, nhất là về mặt dịch vụ - kỹ thuật.

Ba là: Chuyển từ ưu tiên khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản), sang đẩy mạnh phát triển khu vực II và khu vực III, hình thành ở nông thôn CCKT: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện đại, trong CCKT của tỉnh. Đó cũng chính là quá trình phân công lại lao động xã hội trên địa bàn nông thôn, theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng.

Bốn là: Do đặc thù sinh thái của tỉnh, trong thời gian tới cơ cấu nông nghiệp sẽ chuyển đổi theo hướng: giảm mạnh diện tích trồng lúa; tăng nhanh diện tích nuôi trông thuỷ sản, diện tích cây ăn trái, rau đậu các loại; chăn nuôi sẽ chuyển động mạnh theo hướng trở thành ngành chính ở nông thôn, thu hẹp sự mất cân đối với trồng trọt. Đàn heo, bò, gà, vịt tập trung quy mô lớn và trình độ sản xuất hiện đại sẽ được hình thành và phát triển, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tuy diện tích lúa giảm, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực cho tỉnh và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Diện tích giảm nhưng do tăng vòng quay của đất, tăng năng suất làm cho sản lượng lương thực sụt giảm không đáng kể. Khái niệm an toàn lương thực ngày nay được hiểu là sự đảm bảo cung cấp ổn định và đầy đủ lương thực cho mọi người.

Năm là: Quá trình phát triển nông nghiệp và KTNT theo xu hướng hợp tác hoá ngày càng mở rộng.

Chuyên môn hoá đi đôi với hợp tác hoá là vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển kinh tế. Bởi lẽ sự cạnh tranh, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại, càng thúc đẩy xu hướng hợp tác dưới nhiều hình thức đa dạng, để cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống.

Đặc biệt, khi bước vào thực hiện CNH, HĐH thì tính bức xúc của hợp tác càng rõ hơn. Nó đòi hỏi cần phải hiện đại hoá các cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn; thay đổi giống cây trồng, vật nuôi... các hộ nông dân phải hợp tác lại với nhau, tạo ra sức mạnh tập thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy khi SXKD ở nông thôn vượt quá khuôn khổ, giới hạn của nông hộ, tự nó sẽ phá vở những khuôn khổ đó, tìm cách hợp tác với nhau để tồn tại và tăng sức cạnh tranh, đứng vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện phương hướng trên từ nay đến năm 2020 cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái của tỉnh. Tập trung phát triển các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, bao gồm các cây ăn trái lâu năm như: chôm chôm, nhãn, cam, quýt, xoài, sầu riêng, bưởi, cam sành; cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, đậu nành, đậu phụng; cây trồng hàng năm như: lúa, bắp, khoai lang, khoai mì, rau, đậu các loại. Đây là những loại cây trồng rất phù hợp với điều kiện sinh thái của Vĩnh Long.

Thứ hai: Bên cạnh chăn nuôi gia đình, cần phát triển đàn gia súc, gia cầm ở những hộ chăn nuôi giỏi và các trang trại, hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chất lượng cao; đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chính ở nông thôn, phát triển chăn

nuôi cân đối với trồng trọt, từng bước đưa tỷ trọng chăn nuôi lên cao hơn trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp.

Thứ ba: Phát triển mạnh nghề NTTS như: cá tra, cá điêu hồng, cá rô phi,... ngoài nuôi thâm canh, nuôi bè dọc theo sông Tiền va sông Hậu, còn nuôi trên ao, mươn vườn, trên ruộng lúa, đây là ngành mũi nhọn của tỉnh hiện nay và trong tương lai

Thứ tư: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn như: thuỷ lợi, cơ giới hoá, điện khí hoá, từng bước hiện đại hoá hệ thống công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản, tạo tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm: Đẩy mạnh phát triển CNNT bao gồm: công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo... với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Đặc biệt coi trọng phát triển công nghiệp chế biến (sơ chế) ở hộ gia đình, các trang trại để làm vệ tinh cho các doanh nghiệp chế biến tập trung, quy mô lớn trên địa bàn.

Thứ sáu: Phát triển các làng nghề: Làng nghề ở đây được xem xét là sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn, làng nghề thường gắn với truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc ở địa phương, là những ngành nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm đặc thù của địa phương, thu hút lao động nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nên tạo ra sức cạnh tranh cao. Qua thực tế phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn, làng nghề đã giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ bảy: Khai thác tốt điều kiện tự nhiên, sinh thái, di tích văn hoá, lịch sử... để tổ chức phát triển du lịch nông thôn, gắn du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn) với tham quan các làng nghề, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, thu hút ngày càng nhiều du khách đến Vĩnh Long.

Thứ tám: Đổi mới hoạt động các DNNN theo hướng có hiệu quả hơn, vươn tới đảm nhiệm những khâu dịch vụ kỹ thuật, giống... mà các hộ nông dân không tự thực hiện được hoặc làm kém hiệu quả. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, KTTT để khai thác tốt đất đai, mặt nước, ao hồ, chân ruộng lúa, tận dụng vốn liếng, tay nghề, kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp và KTNT.

Những mục tiêu và phương hướng trên là cơ sở, căn cứ để tìm ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy quá trình CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)