Hệ thống sông rạch và chế độ thủy văn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 39)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

2.1.1.3. Hệ thống sông rạch và chế độ thủy văn

- Hệ thống sông rạch:

Trên địa bàn tỉnh có 2 hệ thống sông rạch chính là sông Tiền và sông Hậu (sông Cổ Chiên là nhánh của sông Tiền) có tổng chiều dài 79 km; mạng lưới kênh rạch chính và cấp I là 114km; mạng lưới kênh rạch nội đồng 1.728 km.

+ Sông Cổ Chiên: là chi lưu của sông Tiền, có chiều dài 74 km, đoạn chảy qua Vĩnh Long có chiều dài 42 km, mặt cắt sông rộng trung bình 1.700m, độ sâu 7-10 m, lưu lượng dao động từ 1.814 -19.540 m3/s.

+ Sông Tiền: chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long khoảng 12 km (phía Bắc của huyện Long Hồ và Thị xã Vĩnh Long)

+ Sông Hậu: là nhánh lớn thứ 2 của sông Mê Kông chảy qua địa phận Việt Nam với chiều dài khoảng 195 km, đoạn sông đi qua Vĩnh Long có chiều dài 37km, rộng 1,2km, sâu 4-10 m lưu lượng bình quân dao động từ 1.154-12.434 m3/s.

+ Sông Mang Thít: là sông lớn nhất nằm gọn trên địa phận tỉnh Vĩnh Long, nối từ sông Tiền tới sông Hậu. Sông dài khoảng 50 km, rộng từ 110 -250 m, sâu 9-11m.

+ Một số sông khác có kích thước tương đối lớn chảy ra sông Tiền và sông Hậu: Sông Cái Ðôi, Cái Côn, Cái Cam đổ ra sông Cổ Chiên; Sông Trà Mơn, Tân Quới, Cái Vồn đổ ra sông Hậu.

- Chế độ thủy văn:

Bị chi phối bởi dòng chảy của sông Tiền, sông Hậu, thủy triều biển Ðông và chế độ mưa hàng năm. Thủy triều biển Ðông ảnh hưởng trực tiếp đến 2 nhánh sông chính (sông Cổ Chiên và sông Hậu) là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường và triều kém. Một ngày có 2 đỉnh và 2 chân triều, biên độ triều cường lớn nhất 4m vào các tháng 12, 1 và nhỏ nhất 2,5m ở các tháng 3, 4. Thủy triều biển Ðông đã đưa nước mặn xâm nhập sâu vào trong nội địa qua hệ thống sông, rạch.

- Tình hình ngập lũ:

Hàng năm nước sông Tiền và sông Hậu dâng cao tràn sâu vào đất liền gây ra lũ bắt đầu từ tháng 8, 9 và kết thúc vào tháng 11, 12. Số liệu đài khí tượng thủy văn Vĩnh Long cho thấy mức nước cao nhất năm 1994 là 2,03m 1978 (2,01m) tại trạm Mỹ Thuận và cao nhất năm 1997 là 2,24m tại Cần Thơ.

+ Mức nước ngập sâu bình quân tại các vùng ven sông Tiền, sông Hậu và các cù lao từ 0,3 - 0,6m; ở các vùng trung tâm, vùng trũng là 0,3 -1,0m. Lũ đã bù đắp thêm phù sa cho vùng ngập, đem đến nhiều cá, tôm tự nhiên, song cũng là trở ngại cho sản xuất và NTTS.

+ Mùa lũ từ tháng 7-12, mực nước trên sông ngòi, kênh rạch dâng cao và thời gian này mưa nhiều, gây ngập nhiều vùng. Thời điểm có mực nước lớn và độ ngập cao nhất vào tháng 10, các nơi trũng hơn thì ngập hết tháng 12. Phân bố ngập úng và lũ khác nhau ở các khu vực khác nhau trong tỉnh.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)