Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kinh tế tập thể trong nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 105 - 107)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.5.2.Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kinh tế tập thể trong nông nghiệp và nông thôn

Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ [15, tr.30].

- Mục đích của kinh tế tập thể là liên kết các thành viên, tạo nên sức mạnh tập thể để hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên.

- Kinh tế tập thể dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, nên phân phối lãi phải theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần lãi còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

- Hợp tác xã có thể kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề, hoặc chuyên ngành, không giới hạn quy mô và địa giới hành chính. Mỗi xã viên có thể cùng một lúc tham gia nhiều HTX khác nhau.

- Hợp tác xã được tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Có thể từ tổ vần đổi công, hợp tác trong một số khâu sản xuất, đến các tập đoàn sản xuất, HTX.

Trên tinh thần đó, ta thấy: Hộ xã viên vẫn là đơn vị kinh tế tự chủ, vì vậy HTX chuyển sang làm dịch vụ, tập trung vào các khâu yếu cần lao động tập thể; các sản phẩm đòi hỏi chất lượng đồng nhất; các dịch vụ không thể chia nhỏ và dễ kinh doanh được như: Thủy lợi, làm đất, thu hoạch lúa, sản xuất trái cây, RAT cung cấp cho các siêu thị, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm ...

Để từng bước xây dựng và khuyến khích các HTX phát triển, Nhà nước cần hỗ trợ những mặt cơ bản sau:

- Tiến hành quy hoạch để thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại số cán bộ hiện nay của HTX, nhất là cán bộ chủ chốt, mở các khóa ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức quản lý

SXKD theo cơ chế thị trường cho đội ngũ cán bộ HTX, giúp họ nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Để khuyến khích và tạo điều kiện cho HTX phát triển, các chính sách khuyến nông cần được thực hiện thông qua HTX, để đến với từng hộ nông dân dưới sự tác động hỗ trợ tích cực của Nhà nước.

- Cần quan tâm đầy đủ cả trong chính sách và chỉ đạo thực hiện đối với phong trào xây dựng HTX của các cơ quan quản lý Nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành.

- Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho các HTX về cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn với lãi suất phù hợp để tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi dịch vụ - kinh doanh và phát triển.

Xây dựng và phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong sự vận động của kinh tế hộ nông dân cá thể trên con đường đi lên sản xuất lớn. Cần củng cố, hoàn thiện và không ngừng mở rộng kinh tế tập thể mà nồng cốt là HTX ngày càng lớn mạnh, để cùng với kinh tế Nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 105 - 107)