- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong
3.2.2. Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường, làm cho thị trường nông thôn trở nên nhộn nhịp và sôi động hẳn lên, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, đời sống và tiêu thụ nông sản phẩm trong khu vực nông thôn, bước đầu có tác dụng thúc đẩy CDCCKTNT theo hướng hiện đại.
Để ổn định thị trường nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái, cùng các sản phẩm của các ngành nghề ở nông thôn ở Vĩnh Long, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số biện pháp cấp thiết sau :
- Cần cung cấp thông tin đầy đủ và các dự báo nhu cầu thị trường kịp thời, với chất lượng cao để định hướng cho sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển cho từng loại nông sản như: gạo; các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bưởi năm roi, cam sành, xoài cát…;mặt hàng thủy sản như: cá tra, cá điêu hồng, cá rô phi; các sản phẩm gia súc, gia cầm. Đó là yêu cầu cấp thiết nhằm gắn sản xuất với thị trường và cũng là điều kiện để có thể sản xuất ổn định, tồn tại trong môi trường cạnh tranh đầy gây go, quyết liệt hiện nay.
- Tạo ra cơ chế lưu thông thông thoáng để sản phẩm có thể đến với thị trường có lợi nhất cho người sản xuất. Gắn kết được với các thị trường lớn trên thế giới về các mặt hàng nông nghiệp sinh thái có thế mạnh của tỉnh và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ… được nước ngoài ưa chuộng, nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu của Đảng và Nhà nước.
- Là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL - vùng trọng điểm sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của cả nước, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, nên Vĩnh Long có điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hoá theo hướng thâm canh, tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nông sản quanh năm, thoả mãn nhu cầu thị trường, đặc biệt là cho chế biến và xuất khẩu. Vì vậy trước mắt cần có sự liên kết chặc chẽ giữa nông dân và các nhà máy chế biến, xuất khẩu trong tỉnh, trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh, liên kết lâu dài thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các hình thức liên kết khác, để tạo điều kiện tiền đề cho nhau trong phát triển SXKD. Mặt khác, trên cơ sở các vùng nguyên liệu, cần xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện, đặc biệt là công nghiệp chế biến, từ đó ổn định thị trường “đầu ra” cho nông sản của nông dân và cũng chính là sự ổn định nguồn nguyên liệu “đầu vào” cho các nhà máy chế biến nông nghiệp - thủy sản, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến - thương mại, từng bước hình thành mô hình kinh doanh tổng hợp trên địa bàn nông thôn.
- Nâng cao chất lượng của sản phẩm đi đôi với mở rộng các hoạt động tiếp thị với nhiều hình thức trên các kênh khác nhau. Cần có sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tham gia các hội chợ khu vực và quốc tế, qua đó tìm ra những đối tác để liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tỉnh cần xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển KTNT như: chính sách bảo hộ, bảo hiểm, hỗ trợ sản xuất phù hợp đối với nông nghiệp theo hướng có lợi cho người sản xuất, để nông dân an tâm đầu tư mở rộng sản xuất tạo ra khối lượng lớn nông sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; chính sách phát triển CNNT, đặc biệt là khôi phục và phát triển các làng nghề nông thôn.
- Hình thành các trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản của tỉnh, để hướng vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và KTNT. Đặc biệt là giúp giải quyết “đầu ra” của nông sản được nhanh chóng, thuận lợi. Phát triển giao lưu trao đổi nông sản giữa các tỉnh, đặc biệt là TPHCM. Coi trọng vai trò đặc thù “chợ - các tụ điểm thương mại” ở nông thôn, thành thị.