Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông nông thôn làm cho thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 100 - 101)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.3.4.Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông nông thôn làm cho thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn

lạc thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn

Nông nghiệp và KTNT Vĩnh Long đang chuyển mạnh sang SXHH, do đó đã có nhu cầu phát triển mạng lưới viễn thông, các phương tiện thông tin, phát thanh, truyền hình làm cầu nối về thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp người sản xuất ngày càng tiếp cận tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Thông tin liên lạc mở rộng và thông suốt vừa là điều kiện để phát triển KTHH, vừa góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và giữ vững trật tự trị an ở nông thôn.

Hiện tỉnh có 25 Nhà văn hoá xã, 84 Bưu điện văn hoá xã, 107/107 xã - phường có phòng đọc sách, sóng phát thanh và truyền hình đã phủ toàn tỉnh, thu và phát tốt đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình Việt Nam và một số đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh trong

khu vực, phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên tỉnh cần xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình phù hợp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển KTNT; triển khai nhanh các thông tin khoa học về sản xuất nông nghiệp, về những kinh nghiệm tốt, những mô hình sản xuất giỏi, đặc biệt là những dự báo về thị trường tới nhân dân; đồng thời cần cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng Internet ở nông thôn để nông dân có thêm kênh thông tin về kinh tế, hiện tại tuy Internet về tới một số xã nhưng đường truyền rất chậm, truy cập rất khó khăn gây trở ngại cho việc năm bắt thông tin, từng bước nâng cấp và mở rộng mạng Internet tới mọi người dân khi có nhu cầu, qua đó giúp người nông dân có đủ thông tin để lựa chọn đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả cao, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 100 - 101)