C. Các bước lên lớp: I.Ôn định tổ chức:
2. Bài tập Nhận xét cách hiểu nghĩa của
người vợ.
-Chỉ có một chân sút: hiểu là tàn tật.
-Người chồng: ý nói là chỉ có một chân ghi bàn.
-> Người vợ không hiểu ý của người chồng.
3. Bài tập 3.
-Từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
-Từ “vai”-phương thức hoán dụ.
“đầu”( đầu súng)-phương thức ẩn dụ
4.Bài tập 4. vận dụng những kiến thức về
trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ.
-Bài thơ đã sử dụng từ ngữ thuộc 2 trường từ vựng: chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa( áo đỏ, cây xanh, ánh hồng, ánh hồng, lửa, cháy, tro)
-Các từ thuộc 2 trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. ngọn lửa đó đã lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất( có thể cháy thành tro) và như lan toả đi muôn nơi, làm cho con người và cảnh vật
*Thế nào là trường từ vựng, tác dụng? -HS đọc, xác định yêu cầu. -Chia lớp thành 3 nhóm lớn, thi nhau làm bài tập. -HS đọc, xác định yêu cầu. -HS làm miệng. -HS+GV nhận xét, kết luận.
đều biến sắc(cây xanh ánh theo hồng)
-Cách sử dụng từ ngữ như vậy tạo một ấn tượng mạnh trong tâm hồn người đọc, nó thể hiện tình yêu mãnh liệt cháy bỏng và say đắm.
5. Bài tập 5.
Các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo những cách nào? Tìm 5 ví dụ đặt tên tương tự.
-Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
-VD: từ có sẵn “rạch”+ mái gầm( đặc điểm riêng)
“Kênh”(từ có sẵn)+bọ mắt( đặc điểm riêng của kênh)
- cà tím: quả tròn, màu tím.
- cá kiếm: cá có đuôi dài, nhọn như kiếm. - cá kìm: cá biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm.
- Chim lợn: cú có tiếng kêu eng éc như lợn. -Gấu chó: loài gấu nhỏ,tai nhỏ, lông ngắn, mặt giống mặt chó
-Ớt chỉ thiên: quả nhỏ, chỉ thẳng lên trời. …..