II. Luyện nói trên lớp.
a, Về nội dung
*Đề 1:Đó là một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ
-Đó là kỉ niệm gì ?
-Xảy ra vào thời điểm nào ?
-Câu chuyện xảy ra ntn ?đáng nhớ ở chỗ nào? -Tâm trạng của em ntn?
-Rút ra bài học về tình cảm ,đạo lí.
*Để 2: -Giới thiệu được tình huống xảy ra câu chuyện “có lỗi với bạn”(Thời gian,
không gian, địa điểm “có lỗi” với bạn -Nguyên nhân đến việc làm sai trái của em. -Đó là sự việc gì? mức độ “có lỗi” với bạn?. -Bạn và những người khác có biết không?
*Tâm trạng của em:những ân hận, dằn vặt ,xấu hổ…sau khi xảy ra chuyện. Tại sao em phải dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở (miêu tả nội tâm)
-Em có những suy nghĩ cụ thể ntn? lời tự hứa với bản thân ra sao? Bài học rút ra từ sự việc đó.
b,Về hình thức
-Viết đúng thể loại văn tự sự kết hợp với nghị luận,miêu tả nội tâm. Sử dụng các yếu tố đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm trong bài viết.
-Biết lựa chọn, sử dụng phù hợp các yếu tố trên một cách phù hợp với nội dung của bài viết.
-Biết dựng đoạn, liên kết đoạn, bố cục mạch lạc,diễn đạt lưu loát,cảm xúc chân thành làm nổi bật đối tượng, câu chuyện.
-Chữ viết rõ ràng,đúng ngữ pháp, đúng chính tả.Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. 2,Biểu điểm
-Điểm 9, 10 : Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên.
-Điểm 7, 8 : Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên,còn mắc vài lỗi về dùng từ,đặt câu,đôi chỗ diễn đạt chưa tốt.
-Điểm 5 ,6 :Hiểu yêu cầu của đề bài,đủ ý song có thể sắp xếp các sự việc còn lộn xộn,kết hợp các yếu tố còn chưa tốt, chưa nhuần nhuyễn .Bố cục đủ 3 phần, có thể mắc lỗi về dùng từ, đặt câu .
-Điểm 3, 4 : Bài viết chung chung, chưa rõ ràng về thể loại hoặc thiếu veefkix năng làm bài còn hạn chế ,mắc nhiều lỗi chính tả
-Điểm 1, 2 : Sai thể loại, sơ sài, lời kể hời hợt …
4,Thu bài , củng cố
-GV nêu đáp án khái quát của 2 đề.
5,Hướng dẫn học bài
-Về nhà lập dàn bài của 2 đề bài đã làm.
-Chuẩn bị bài mới:Văn bản: “ Chiếc lược ngà”.(Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện, soạn bài theo các câu hỏi SGK)
-Học bài cũ: Lặng lẽ Sa Pa.
Ngày soạn: 21.11.08
Ngày giảng: 9A1:03.12.08. Tiết 72+73: CHIẾC LƯỢC NGÀ
9B: 04.12.08 (Trích) Nguyễn Quang Sáng. I. Mục tiêu cần đạt:
-HS nắm được cốt truyện, cảm nhận được tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu
trong hoàn cảnh éo le.
-Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
-Rèn luyện kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
-GD HS lòng yêu mến, kính trọng những người tham gia kháng chiến đã hy sinh hạnh phúc của mình vì hạnh phúc lớn của dân tộc, giáo dục ý thức trân trọng, giữ gìn vun đắp những tình cảm gia đình tốt đẹp.
-B. Chuẩn bị:
- GV: SGK+SGV+ tư liệu tác giả Nguyễn Quang Sáng +Tác phẩm “Chiếc lược ngà”. - HS: học bài cũ , soạn bài mới theo câu hỏi SGK, đọc, kể tóm tắt văn bản.
C. Các bước lên lớp:I.Ôn định tổ chức: I.Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra đầu giờ: (5’)
-Câu hỏi: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.
III.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò T. g
ND chính
Hoạ Hoạt động I:Khởi động .
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống éo le, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Những tình huống ấy xảy ra như để thử thách tình cảm con người “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian lao ở Miền Nam, qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ chiến sĩ.Văn bản này có giá trị ntn chúng ta cùng vào bài hôm nay.
Hoạt động II. HD đọc- hiểu văn bản.
-GV: Chú ý giọng kể của tác giả: Trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn.
-Những đoạn miêu tả tâm trạng của bé Thu, của anh Sáu, những câu văn đối thoại cần thay đổi giọng cho phù hợp. -GVđọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc (từng đoạn)
-HS,GV nhận xét cách đọc *Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản?
*Theo em, tình huống nào bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
1’
20’ I.Đọc – Thảo luận chú thích 1,Đọc, tóm tắt.