9B :19.11.08 THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A Mục tiêu cần đạt:

Một phần của tài liệu GIAO AN NV 9 KI I 2008-2009(LAO CAI) (Trang 42 - 47)

II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị

Chuyển tiết 63:

9B :19.11.08 THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A Mục tiêu cần đạt:

A. Mục tiêu cần đạt:

-HS hiểu được thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.

-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

- GV: SGK+SGV+giáo án. - HS: học bài cũ , soạn bài mới.

C. Các bước lên lớp:I.Ôn định tổ chức: I.Ôn định tổ chức:

II.Kiểm tra đầu giờ: (5’)

- Câu hỏi: Làm bài tập 2 (SGK tr.161)

III.Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thầy và trò T.g ND chính

Hoạt động I. Khởi động.Nhân vật là

yếu tố quan trọng của văn bản tự sự. Nhân vật trong văn bản tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục…Ngôn ngữ trong văn bản tự sự gồm ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm. Vậy đặc điểm của các

yếu tố đó ntn chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.

Hoạt động II. Hướng dẫn hình thành kiến thức mới.

-HS đọc đoạn trích trong văn bản làng của Kim Lân.

*Trong 3 câu đầu đoạn trích ai nói với ai? tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trao đổi qua lại?

*Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là câu đối thoại không? vì sao?

*Trong đoạn trích còn có câu nào tương tự ?

*Những câu như “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư…bằng ấy tuổi đầu…”là những câu ai hỏi ai ?

Tại sao trước câu hỏi này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm a,b

GV:Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai trong những giây phút nghe tin làng ông theo giặc.

22’ I.Tìm hiểu yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

1, Bài tập(SGK)

a , Phần mở đầu đoạn trích là những người phụ nữ (ít nhất 2 người) nói chuyện với nhau.

- Dấu hiệu có 2 lượt lời qua lại:

+ Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp nhận.

+ Hình thức thể hiện bằng 2 gạch đầu dòng.

-> Là đối thoại

b, “Hà, nắng gớm,về nào…”-không phải là câu đối thoại.

Vì: Nội dung câu nói không hướng tới 1người tiếp chuyện cụ thể nào, không liên quan ->chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang trao đổi .Hơn nữa sau câu nói của ông cũng chẳng có ai đáp lại.

-Thực ra ông nói với chính mình 1câu bâng quơ, đánh trống lảng, tìm cách thoái lui.

-Câu tương tự: “Chúng ta ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm…thế này”

->Là độc thoại

c, Những câu “Chúng nó …tuổi đầu” là ông Hai hỏi chính mình.Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai .

-Không có gạch đầu dòng vì lời nói không được thốt ra thành lời , chỉ nghĩ thầm -> là những câu độc thoại nội tâm.

*Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa khi ông Hai gặp họ . Đồng thời chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai ntn?

*Qua tìm hiểu BT1 (SGK) rút ra nhận xét về ngôn ngữ ,hình thức diễn đạt trong bài tập (a)

*Chú ý vào bài tập (b,c) rút ra nhận xét về ngôn ngữ và hình thức diễn đạt.

*Em hiểu gì về vai trò của đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ?

Hoạt động III: Tổng kết ,ghi nhớ

*Qua phân tích ta cần thấy được đặc điểm ,vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ntn ?

-HS ghi nhớ ,GVkhái quát kiến thức.

Hoạt động IV: Luyện tập

-HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập HS làm bài cá nhân , báo cáo kết quả

2’

13’

d,Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật ,thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng chợ Dầu tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật.

-Hình Hình thức diễn đạt (b,c)giúp nhà văn khắc hoạ được sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai ->Tạo cho câu chuyện sinh động hơn .

2,Nhận xét

-Hình thức đối đáp ,trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người trong văn bản tự sự ,hình thức diễn đạt đó thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời gọi là đối thoại .

-Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng có dấu gạch đầu dòng trước mỗi câu gọi là độc thoại .

-Ý nghĩ không phát ra thành lời ,chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ ,tình cảm của nhân vật ,không có gạch đầu dòng gọi là độc thoại nội tâm. -Là hình thức quan trọng để thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật , làm cho câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn .

II,Ghi nhớ (SGK)

III,Luyện tập

1,Bài tập 1: Phân tích tác dụng của

hình thức đối thoại

-HS đọc ,xác định yêu cầu -Làm bài tập

-Trình bày (nếu còn thời gian)

có 3 lượt lời Hai có 2 lượt 1,Này thầy nó ạ 1,Im lặng ,không 2,Thầy nó ngủ đáp

rồi à ? 2,Gì (hỏi lại ) 3,Tôi thấy người 3,Biết rồi ta đồn

->Tái hiện lại cuộc đối thoại này tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường ,buồn bã ,đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc

2,Bài tập 2: Viết đoạn văn kể

chuyện chủ đề tự chọn trong đó sử dụng hình thức :Đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm.

IV. Củng cố:(1’)

-GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm :Thế nào là đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm

V.Hướng dãn học bài:(1’)

-Học thuộc ,ghi nhớ ,làm bài tập 2

-Chuẩn bị tiết :Ôn tập tiếng việt(các phương châm hội thoại…cách dẫn gián tiếp)

Ngày soạn:16.11.08

Ngày giảng: 9A1:25.11.08. Tiết 65: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

9B :25.11.08 (các phương châm hội thoại…cách dẫn gián tiếp) A. Mục tiêu cần đạt:

-Giúp HS nắm vững về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại và cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp mà các em đã học ở lớp 9.

-Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói, viết.

B. Chuẩn bị:

- GV: SGK+SGV+giáo án.

- HS: học bài cũ , soạn bài theo định hướng SGK.

C. Các bước lên lớp:I.Ôn định tổ chức: I.Ôn định tổ chức:

II.Kiểm tra đầu giờ: (3’)

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Hoạt động của thầy và trò T.g ND chính

Hoạt động I. Khởi động.Để nắm

vững những kiến thức về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại,cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về những kiến thức này.

Hoạt động II. Hướng dẫn ôn tập

*Nhắc lại các khái niệm về các

phương châm hội thoại đã học, cho VD?

-HS nhắc lại từng khái niệm, lấy VD.

-GV nhận xét, kết luận

-VD: Con bò to gần bằng con trâu. Con bò to gần bằng con voi(sai PCVC)

- VD:-Anh đi đâu đấy?

-Tôi đi bơi(đúng pc quan hệ) -Hôm qua có người chết đuối đấy.(sai Phương châm q.hệ)

-VD: “Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?”

Có 2 cách hiểu:

+Cách 1: Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không?

+ Cách 2: Con có ăn vụng quả táo mà mẹ để trên bàn không?

-GV: trong từng tình huống cụ thể mà nên chọn cách 1 hay cách 2 cho rõ ràng về nghĩa.

-VD: -tôi ra lệnh cho cậu đóng cửa lại.

-Này cậu, đóng cửa lại!

-Này! cậu có thể đóng cửa lại được không?

-> Tính lịch sự tăng dần.

1’

14’ I.Các phương châm hội thoại. 1.Bài tập 1.

-Phương châm về lượng: Khi giao tiếp phải nói cho có nội dung, Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

VD:-Anh ăn cơm tối chưa? -Tôi vừa ăn rồi.

-Phương châm về chất:Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

-Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

-Phương châm cách thức:Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ về nghĩa, tối nghĩa.

-Phương châm lịch sự:Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

-GV: khi nói chuyện với người trên tuổi ta phải dùng những từ: “kính thưa, dạ, vâng…” để thể hiện sự lễ phép.

*Hãy kể 1 tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.

-HS kể tình huống theo yêu cầu. -GV chốt, kể cho HS nghe một câu chuyện “trả lời vắn tắt”

*Các câu trả lời của anh chàng tham ăn vi phạm phương châm hội thoại nào?

-Câu trả lời vừa vi phạm phương châm cách thức, vừa vi phạm phương châm lịch sự.

*Ôn lại từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng?

13’

2. Bài tập 2.

Trả lời vắn tắt.

“ Có một anh chàng vốn tính tham ăn, ngồi vào mâm là gắp lia lịa lo sao cho đầy bụng mình. Vì thế anh rất ngại nói chuyện trong bữa ăn.

Một lần, đi ăn cỗ ở nhà nọ, ngồi vào mâm là anh ta gắp lia lịa. Có một ông khách lạ thấy vậy mới tìm cớ nói chuyện để hãm bớt anh ta lại. Ông ta hỏi:

-Chẳng hay anh là người ở đâu đấy ạ? Anh đáp:

-Đây!

Rồi cắm cổ gắp luôn.

-Thế ông được mấy cô cậu rồi? -Một!

Rồi lại cúi xuống gắp và lia lịa.

Ông kia vẵn không chịu thua lại hỏi tiếp: -Các cụ thân sinh nhà ta chắc còn khẻo chứ hay đã khuất núi rồi?

Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên đáp: -Tiệt.

Một phần của tài liệu GIAO AN NV 9 KI I 2008-2009(LAO CAI) (Trang 42 - 47)