Tìm hiểu nội dung văn bản 1,Tình bạn tuổi thơ trong sáng.

Một phần của tài liệu GIAO AN NV 9 KI I 2008-2009(LAO CAI) (Trang 108 - 111)

1,Tình bạn tuổi thơ trong sáng.

-Nhà ông bà ngoại A-li-ô-sa là hàng xóm với gia đình đại tá.

-Một lần tình cờ A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng nên con nhà đại tá rủ A-li-ô-sa sang chơi. -A-li-ô-sa mất bố, mẹ đi lấy chồng, ông ngoại hay đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu.

-Còn con nhà lão đại tá: Mẹ chết, sống với dì ghẻ, bố cấm đoán, đánh đòn.

-A-li-ô-sa và 3 đứa trẻ nhà đại tá là những đứa trẻ đáng thương, cùng mồ côi, sống thiếu tình thương nên chúng dễ đồng cảm và thân thiết với nhau.Mặc dù bị cấm đoán nhưng không ngăn được tình bạn trong sáng giữa chúng.

xúc động.

*Trước khi quen, thân, nhìn sang nhà hàng xóm A-li-ô-sa quan sát và cảm nhận về 3 đứa trẻ như thế nào ?

*Khi A-li-ô-sa và 3 đứa trẻ trở thành bạn thì chúng kể cho A-li-ô-sa những chuyện gì ?

-Kể chuyện mẹ chết, sống với dì ghẻ. *A-li-ô-sa đã quan sát thấy thái độ của chúng ra sao ?Và cảm nhận như thế nào? (khi nói về việc đó)

*Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để nêu lên cảm nhận của mình ?Tác dụng của nghệ thuật đó ?

GV: Hình ảnh so sánh thật chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con mất mẹ, sợ hãi, co cúm vào nhau khi gặp kẻ thù.

*Khi bị bố mắng thái độ và hình dáng của những đứa trẻ được miêu tả như thế nào ?

*A-li-ô-sa đã cảm nhận về bọn trẻ qua chi tiết nào ?

*Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để nêu cảm nhận của mình, tác dụng ?

*Qua đó em thấy A-li-ô-sa là cậu bé như thế nào ?

2,Những quan sát và cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.

-Cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau…Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám giống nhau-> mỗi chỉ có phân biệt theo tầm vóc.

-Khi kể về hoàn cảnh của mình (mẹ chết, sống với dì ghẻ) thì 3 đứa trẻ ngồi lặng đi, chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con.

->Nghệ thuật so sánh liên tưởng để toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với các bạn.

-Khi bị bố mắng: Cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà

->Khiến tôi lại nghĩ đến những chú ngỗng ngoan ngoãn.

->Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh 2 lần thể hiện dáng vẻ tâm trạng của lũ trẻ.Qua đó bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.

-A-li-ô-sa là cậu bé cứng cỏi, tốt bụng. GV:Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với chuyện cổ tích.

*Tìm chi tiết thể hiện chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau trong truyện ?

*Nêu tác dụng của các chi tiết đó ?

Hoạt động III: Hướng dẫn tổng kết

*Qua câu chuyện tình bạn của những đứa trẻ trong truyện em có cảm nhận gì về tình cảm của chúng ?

-Rung động trước tình cảm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.

3’

3,chuyện đời thường và chuyện cổ tích.

*Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua:

-Qua chi tiết mụ dì ghẻ: Bọn trẻ nhắc đến chuyện dì ghẻ thì A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích.

-Qua chi tiết người “mẹ thật”:Người mẹ của lũ trẻ đã chết->A-li-ô-sa lạc ngay vào không khí truyện cổ tích nói với chính bản thân mình “không được ư ?Trời ơi !biết bao nhiêu lần người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại,có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

-Qua hình ảnh người bà nhân hậu(bà ngoại của A-li-ô-sa) thì hiện lên hình ảnh bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.

-Khi kể chuyện A-li-ô-sa không nhắc tên các bạn (vì không nhớ hay vì chủ tâm) nhưng như thế câu chuyện của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn.

->Các chi tiết đời thường và cổ tích lồng vào nhau rất khéo léo làm cho câu chuyện càng trở lên khái quát, đậm đà màu sắc cổ tích.

*Em nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn ?

-Tự thuật, so sánh chính xác, đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí đan xen khéo léo giữa chi tiết cổ tích và đời thường.

GV:Đó cũng là nội dung mà các em cần ghi nhớ khi học xong văn bản.

-HS đọc , ghi nhớ.

-GV khái quát kiến thức.

Một phần của tài liệu GIAO AN NV 9 KI I 2008-2009(LAO CAI) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w