Nhận xét, đánh giá 1.Nhận xét chung

Một phần của tài liệu GIAO AN NV 9 KI I 2008-2009(LAO CAI) (Trang 91 - 96)

1.Nhận xét chung

-Cơ bản cả 2 lớp 9A1 và 9B đã biết viết bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại, đối thoại, nghị luận nhưng chưa thật sâu sắc.

-Hầu hết các bài đều có nội dung khá rõ ràng, cốt truyện tương đối hợp lí, bố cục đủ 3 phần song bên cạnh đó vẫn còn có những bài viết của một số em có nội dung sơ sài, tình tiết truyện chưa thật hợp lý, trình bày lan man, cẩu thả.

-Nhiều em ý thức làm bài còn chưa cao, trình bày cẩu thả, sơ sài…

2. Nhận xét cụ thể. a. Lỗi chính tả

-Rất nhiều HS ở cả 2 lớp đều mắc lỗi : +Viết hoa tuỳ tiện, tự do.

+Sai chính tả nhiều: tr/ ch, g/ r/ d, l/n…

+Viết bài không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy…

+Chữ xấu, dập tẩy nhiều…

+Nhiều em lời đói thoại, độc thoại chưa biết cách dân: không để trong dấu ngoặc kép, không gạch đầu dòng.

b. Lỗi về dùng từ, đặt câu . *Lớp 9A1: *Lớp 9A1:

-Khanh: Màn đêm buông xuống không màu, không mùi, không vị.

- Liệu: Ghi một cái gì rất say đắm. - Lịch: Em đã sai một cái gì đó.

- Ton: Ánh mắt bạn nhìn em không hoàn hảo như trước.

- Việt: Không thể nhồi được chữ nào vào đầu. - Mủi: Một hôm, ở hồi nhỏ.

- Chung: Trong sự nghiệp học tập của thời trẻ thơ.

-Chỉ ra 1 số bài viết sai kiểu bài

-GV chọn bài mẫu để HS đọc, nhận xét rút kinh nghiệm.

8’

- Huyến: Bạn ấy rất học giỏi.

*Lớp 9B:

-Xú: Tưởng nhớ đến các thầy cô giáo. - Hoàng:Cô giáo lạ lùng và ngạc nhiên.

-Sính: Ghi lại những sự việc nhục nhã và những niềm vui của bạn bè.

- Pết: Đến nhà bạn ấy và xem linh tinh.

c, Lỗi về kiểu bài:

- Tâm, Tiến, Huyến (9A1) -Pham, Xú (9B)

IV.Đọc bài mẫu.

-Bài viết khá +Như, Giang (9A1), +Láy, Liều(9B)

-Bài viết yếu:+Tiến, Nhì, Trường (9A1) +Xú, Nhị (9B)

4,Củng cố(1’)

5,Hướng dẫn học bài.(1’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Về nhà xem kĩ lại nội dung bài.

-Chuẩn bị tiết 79+80: Ôn tập tập làm văn Ngày soạn: 06.12.08

Ngày giảng: 9A1:13.12.08. Tiết 79+80:

9B :11.12.08. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

-Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới

-B. Chuẩn bị:

- GV: SGK+SGV +STK

- HS: Trả lời các câu hỏi sgk, lấy ví dụ minh hoạ.

C. Các bước lên lớp:I.Ôn định tổ chức: I.Ôn định tổ chức:

II.Kiểm tra đầu giờ: (5’): Thế nào là người kể chuyện trong văn bản tự sự ? Vai trò

của người kể chuyện trong văn bản tự sự ? III.Tổ chức các hoạt động

Hoạt động I:Khởi động

-Để nắm lại những kiến thức cơ bản trong phân môn Tập làm văn lớp 9 (kì I) tiết học hôm nay chúng ta cùng thực hiện nội dung ôn tập: Ôn tập phần Tập làm văn (t.206)

Hoạt động II: Tiến hành ôn tập

*Trong chương trình Tập làm văn lớp 9(kì I)có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ?

GV: Nội dung Tập làm văn lớp 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng.

*Nêu vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh ?

*Cho 1 VD cụ thể.

VD: Thuyết minh về cây lúa, chiếc nón lá Việt nam.

-Nón theo người nông dân ra đồng, theo em đi học,theo mẹ đi làm và có khi còn đàng hoàng theo nghệ sĩ bước ra sân khấu.

-Miêu tả về hình dáng của chiếc nón -> Công dụng của nón.

GV: Nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả bài thuyết minh sẽ khô khan, thiếu sinh động.

1’

37’ I. Nội dung ôn tập.

1, Những nội dung lớn trong chương trình Tập làm văn lớp 9.

a.Văn bản thuyết minh với trọng tâm là: Luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

b.Văn bản tự sự với 2 trọng tâm:

-Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự và lập luận. -Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2,Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Cho VD cụ thể.

-Trong thuyết minh, nhiều khi người ta kết hợp các biện pháp nghệ thuật, các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động hấp dẫn.

VD: Khi thuyết minh về 1 ngôi chùa cổ người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình…) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh. Và, cần vận dụng miêu tả người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào,màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quang ra sao ?

*Xác định sự giống nhau, khác nhau giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả, tự sự ?

*Sgk Ngữ văn 9 (tập 1) nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự ?

*Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự ?

*Lấy VD 1 đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm ?

*Vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?Lấy VD 1 đoạn văn tự sự có sử dụng

3, So sánh văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản miêu tả tự sự.

-Giống nhau:Có sử dụng yếu tố miêu tả tự sự.

-Khác nhau:

+Văn bản thuyết minh: Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò quan trọng làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.

+Văn tự sự:Tự sự là phương thức chính. Lấy hình thức kể để trình bày diễn biến của sự việc, để phản ánh, tái hiện hiện thực.

Trong văn bản tự sự bao giờ cũng kết hợp nhiều phương thức khác nhau:Miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh +Văn miêu tả: Miêu tả là phương thức chính. Xây dựng hình tượng của đối tượng thông qua quan sát liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết-> Mang đến cho người đọc, người nghe cảm nhận mới về đối tượng.

4. Những nội dung về văn bản tự sự ở lớp 9 (tập I) lớp 9 (tập I)

-Miêu tả trong văn bản tự sự.

-Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. -Nghị luận tronh văn bản tự sự .

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

-Người kể chuyện trong văn bản tự sự.

*Tác dụng của các yếu tố trong văn bản tự sự.

-Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.

-Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là: Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật làm cho nhân vật thêm sinh động.

VD: “Thực sự mẹ không lo lắng…dài và hẹp” (Cổng trường mở ra)

yếu tố nghị luận.

*Lấy VD về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ?

*Thế nào là đối thoại, vai trò , tác dụng, hình thức thể hiện trong văn bản tự sự ?

*Thế nào là độc thoại, vai trò, tác dụng ?

*Thế nào là độc thoại nội tâm? Vai trò của độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ?

*Tìm các đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm (gợi ý: Văn bản “Làng”, “Chiếc lược ngà”, “Lặng lẽ Sa Pa”…)

*Tìm các đoạn văn kể theo ngôi kể 1 và ngôi kể 3 ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

câu chuyện thêm phần triết lí.

VD: Đoạn văn:Lời phủ dụ quân lính của vua Quang Trung(t.66) (Hoàng Lê nhất thống chí): “Vua Quang Trung cưỡi voi…chớ bảo là ta không nói trước”

-Đoạn văn tự sự sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm +nghị luận: “Lão không hiểu tôi…đáng buồn…”(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, t.1)

-Đoạn: “Tôi nằm xuống, nghe róc rách…thì thành đường thôi”(Lỗ Tấn, Cố hương, Ngữ văn 9, tập 1, trang 216)

5. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, vai trò, tác dụng và hình nội tâm, vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự. -Đối thoại: Là hình thức đối đáp giữa 2

hoặc nhiều người được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

+Tác dụng: Đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật

-Độc thoại: Là lời của 1 người nào đó

nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng. Phía trước câu nói có gạch đầu dòng.

+Vai trò, tác dụng: Thể hiện suy nghĩ, diễn bién tâm trạng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật.

-Độc thoại nội tâm: Ý nghĩ không diễn

đạt thành lời, không có gạch đầu dòng. +Vai trò:Thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật, góp phần thể hiện tính cách nhân vật

6.Tìm 2 đoạn văn tự sự trong đó người kể chuyện kể theo ngôi thứ 1 và người kể chuyện kể theo ngôi thứ 3.

*Nêu vai trò của mỗi loại người kể chuyện ?

-GV củng cố lại nội dung tiết học. -Về nhà soạn tiếp bài.

-Soạn bài theo các câu hỏi còn lại SGK.

CHUYỂN TIẾT 80

Một phần của tài liệu GIAO AN NV 9 KI I 2008-2009(LAO CAI) (Trang 91 - 96)