Về thang điểm YSR

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 146 - 149)

II. Thực trạng một số tệ nạn xã hội trong thanh niên 1 Tệ nạn ma túy

4.2.Về thang điểm YSR

4. Một số khía cạnh tâm lý của các TEBLDTD

4.2.Về thang điểm YSR

Bảng 10: Trung bình của các số đo phụ thuộc theo thang điểm YSR của TEBLDTD

và TEBT

TEBLDTD TEBT mđyn

- YSR - Sc1 6,46 5,36 0,043 - YSR - Sc2 5,48 4,66 0,234 - YSR - Sc3 15,16 9,66 0,000 - YSR - Sc4 6,08 5,44 0,201 - YSR - Sc5 3,74 4,16 0,489 - YSR - Sc6 8,80 6,76 0,002 - YSR - Sc7 4,72 2,74 0,007 - YSR - Sc8 9,32 8,22 0,292 - YSR - Internal 25,96 18,84 0,000

- YSR - External 14,04 10,96 0,032

- YSR - tcộng 67,64 52,52 0,002

Qua bảng trên, so với TEBT, các TEBLDTD có số đo trung bình về các thang điểm phụ sau đây có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

- Thang điểm phu YSR - Sc1 - đo lường thái độ co cụm, co rút - qua các câu hỏi về sự cô đơn, không muốn trò chuyện, tính kín đáo, rụt rè, thiếu sinh khí, buồn bã, co rút... - cho thấy TEBLDTD có thái độ co rút lại hơn sau biến cố mà các em đã trải qua. Số đo trung bình ở thang điểm phụ này ở TEBLDTD là 6,46 trong khi ở các TEBT là 5,36 (p = 0,043).

- Thang điểm phụ YSR - Sc3 - đo lường mức độ trầm cảm - qua các câu hỏi về sự cô đơn, tính hay khóc, tự làm khổ mình, nghĩ có thể làm điều xấu, tính ưa sự hoàn hảo, sợ không ai thương yêu mình, cảm thấy người khác làm hại mình, cảm thấy vô dụng, cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, mặc cảm, quá khổ sở về hành động của mình, tính đa nghi, thích hủy hoại mình, tính hay lo lắng... - cho thấy các TEBLDTD nữ này bị trầm cảm ở mức độ cao, bởi lẽ số đo của các em ở thang điểm này là 15,16 trong khi ở TEBT chỉ 9,66 (p = 0,000).

- Thang điểm phụ YSR-Sc6 - tìm hiểu khả năng tập trung của thanh thiếu niên - qua các câu hỏi: về khả năng tập trung, việc hay cảm thấy bối rối, hay mơ mộng, hành động mà không suy nghĩ, cảm thấy căng thẳng, học hành không tốt, cảm thấy vụng về... Số đo trung bình của thang điểm này ở TEBLDTD là 8,80 trong khi ở TEBT là 6,76 (p = 0,002).

- Thang điểm phụ YSR-Sc7 - để đo lường hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên. Thang điểm này thể hiện qua các câu hỏi: thích chơi với kẻ gây rối, không cảm thấy ân hận khi làm điểm không nên... thích nói dối, thích chơi với người lớn tuổi hơn, thích bỏ trốn nhà, thích phá hoại, ăn cắp đồ vật, thích chửi thề, cúp cua, sử dụng các chất gây nghiện... Số đo trung bình này là 4,72 ở TEBLDTD và 2,74 ở TEBT (p = 0,007).

- Thang điểm phụ YSR-Internal, để đo lường tính hướng nội của thanh thiếu niên bao gồm tổng số của 3 thang điểm YSR-Sc1, YSR-Sc2, YSR-Sc3. ở đây ta cũng thấy có

sự khác biệt rất rõ nét giữa TEBLDTD và TEBT. Số đo trung bình ở thang điểm phụ này giữa hai loại trẻ lần lượt là: 25,96 và 18,84 (p = 0,031).

- Mặt khác một điểm cũng đáng lưu ý về tâm lý của TEBLDTD: một mặt sau biến cố bị lạm dụng, các em trở nên lầm lỳ, co rút lại, nhưng mặt khác các em lại muốn đập phá tất cả để giải tỏa những uẩn ức, những mâu thuẫn, cam chịu của mình. Do đó, thang điểm phụ về tính hướng ngoại của các em cũng khá cao, so với các TEBT. Thang điểm phụ YSR-External được tính bằng cách cộng lại hai thang điểm về hành vi phạm pháp (YSR-Sc7) và hành vi gây hấn (YSR-Sc8). Các số đo của các TEBLDTD và TEBT lần lượt: 14,04 và 10,96 (p = 0,000).

Trong các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thang điểm YSR, chúng tôi đã kiểm soát các yếu tố: tính chất của việc bị lạm dụng, các loại thủ phạm, mức sống của gia đình các TEBLDTD, thái độ của cha mẹ sau khi vụ lạm dụng xảy ra, tình trạng gia đình của cha mẹ (ly dị hay còn ở với nhau...), thì chỉ có yếu tố tuổi tác có tương quan với các số đo của YSR. Hay nói cách khác các TEBLDTD tuổi càng lớn tuổi càng dễ bị tổn thương bởi yếu tố bị lạm dụng, như bảng sau cho thấy:

Bảng 11: Tương quan giữa thang điểm YSR và một số yếu tố

Tương quan Mức độ ý nghĩa

- Nông thôn - đô thị: 0,19 0,184

- Tuổi hiện nay: 0,43 0,002

- Tuổi khi bị lạm dụng: 0,28 0,055

- Mức sống: 0,25 0,089

- Thái độ đối xử của cha mẹ: 0,40 0,013

- Thang điểm Punish: 0,02 0,911

- Thang điểm NEGL: 0,44 0,001

- Thang điểm tự tin: 0,22 0,115

- Thang điểm CAT: 0,56 0,000

Bảng 12: Tương quan giữa tuổi tác của các TEBLDTD và các số đo

trong thang điểm YSR

Các thang điểm phụ YSR Hệ số tương quan Mức độ ý nghĩa

- YSR - Sc1 0,30 0,031 - YSR - Sc3 0,50 0,000 - YSR - Sc5 0,26 0,070 - YSR - Sc7 0,39 0,006 - YSR - Internal 0,45 0,001 - YSR - External 0,41 0,003 - YSR - tcộng 0,43 0,002

Các số liệu thống kê cho thấy số đo thang điểm YSR của lứa tuổi bằng hay dưới 15 tuổi là 54,40 và từ 16 tuổi trở lên là 78,14 (p = 0,001): ở những trẻ đã bị lạm dụng từ 3 năm trở xuống là 61,58 và trên 4 năm là 80,43. Điều này cho thấy biến cố bị lạm dụng đã có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài lên các em. Những trẻ càng lớn tuổi càng bị sự kiện này tác động. Có thể các em càng lớn càng ý thức sự tai hại của biến cố trên. Và trong phần phỏng vấn sâu cũng cho ta thấy nhiều em nhỏ tuổi không biết mình đang bị lạm dụng. Vì không ý thức nên biến cố này cũng ít tác động đến các em. Thời gian không làm khuây khỏa những biến cố này mà càng gia tăng sự chấn động của biến cố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nơi cư trú của các em - vùng nông thôn hay đô thị - cũng ít ảnh hưởng đến TEBLDTD ở nông thôn: 60,07, ở các quận nội thành: 70,58 (p = 0,184).

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 146 - 149)