7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng
2.2. Vài nét về tình hình giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong trường phổ thông hiện nay
phổ thông hiện nay
Trường học ngày nay là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quốc dân của ta. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo ra những nhân cách hay con người có nhân cách văn hóa. Đó là "Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Vấn đề là nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh chuyển học vấn thành nhân cách văn hóa hay con người có giáo dục. Khi xã hội tiến lên nền kinh tế tri thức thì - con người có giáo dục sẽ là biểu tượng của xã hội, là người thể hiện và sáng tạo ra các tiêu chuẩn của xã hội.
Để có nhân cách văn hóa nội dung giáo dục của nhà trường nói chung và giáo dục GTTTVH nói riêng cho học sinh VTN phải phù hợp và thiết thực.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trước hết nội dung giáo dục trong nhà trường còn nhiều thiếu sót. Theo nhận định chung của xã hội hiện nay chương trình học của học sinh phổ thông còn nặng nề, quá tải, nặng tính từ chương, nhẹ thực hành. Tình trạng học sinh học vẹt, học nhồi nhét, từ đó khó có thể phát huy tư duy độc lập, chủ động sáng tạo và một phương pháp học tập tích cực.
Điều quan trọng hiện nay, không ít dư luận xã hội báo chí phản ánh những hiện tượng tiêu cực phản văn hóa đang xuất hiện trong nhà trường: sự vi phạm quy chế thi cử, tình trạng học sinh vô lễ, thậm chí có học sinh, phụ huynh học sinh có hành vi hung đồ xâm phạm thô bạo tới thân thể thầy cô giáo, hạ nhục người thầy trước đám đông. Hành vi bạo ngược đó hoàn toàn không bao giờ cho phép diễn ra trong quan hệ thày - trò của truyền thống văn hóa dân tộc ta từ ngàn xưa.
ở trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học của chúng ta hiện nay theo phản ánh của giáo viên bộ môn giáo dục công dân rằng: Với chức năng nhiệm vụ dạy học sinh đạo đức, trách nhiệm công dân, pháp luật, song số tiết còn quá khiêm tốn, ít ỏi so với nhu cầu hình thành, phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh ở tuổi VTN. Mỗi lớp từ cấp II đến cấp III, học sinh chỉ được học trung bình từ 20 - 25 tiết "giáo dục công dân" mỗi năm học. Việc học đạo đức, truyền thống văn hóa với số tiết ít ỏi, chủ yếu trên lớp học đã hạn chế khả năng và hiệu quả giáo dục, khiến khó có thể hình thành trong các em tư tưởng, thói quen, nếp sống đạo đức, văn hóa, lối sống mà xã hội hằng mong muốn. Một điều hạn chế nữa là giáo viên dạy giáo dục công dân hầu hết là kiêm nhiệm (đa phần là giáo viên chủ nhiệm, còn lại là giáo viên dạy các môn Sinh vật, Lịch sử...
Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo có triển khai thể nghiệm chương trình (thí điểm) giáo dục công dân dân trong một số ít trường THCS nhằm mục tiêu: sau khi học hết cấp II, học sinh có khả năng
1. Về nhận thức
- Hiểu được những giá trị đạo đức, văn hóa xã hội và pháp luật cơ bản phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, và với môi trường sống.
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí...).
3.Về thái độ
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống hàng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước; có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
Cấu trúc nội dung của chương trình chủ yếu đi vào hai mảng chủ đề đạo đức và
pháp luật. Sau hai năm thí điểm kết hợp "giáo dục trên lớp" và "giáo dục ngoài giờ lên
lớp", chương trình thể nghiệm đã thu được những ý kiến phản hồi từ phía giáo viên môn Giáo dục công dân, các em học sinh... cho thấy tính khả thi của chương trình. Phương châm lấy học đi đôi với hành trong môn học này nói riêng đang là hướng đi đúng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cải cách giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2.
Song, để hình thành nhân cách văn hóa cho học sinh VTN trong đó không chỉ học sinh cấp II mà còn bao gồm cả học sinh cấp III, không chỉ giáo dục đạo đức, pháp luật mà nhiệm vụ chúng ta còn phải đưa văn hóa vào nhà trường phổ thông bằng cách giáo dục tích hợp, lồng ghép các môn học trên lớp, và quan trọng hơn cả là hoạt động làm sao tạo ra một môi trường văn hóa học đường, lối sống văn hóa học đường và những nhân cách văn hóa trong học đường (nhân cách người thầy, nhân cách người học sinh...).
Hơn một năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong nhà trường phổ thông cũng bước đầu tạo ra chuyển biến có tính chất toàn diện nhằm thực hiện những tiêu chí xây dựng phát triển đời sống văn hóa trong nhà trường cũng như tiêu chí để đánh giá "Trường học có đời sống văn hóa tốt" được đặt ra sau khi 2 Bộ văn hóa thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký văn bản phối hợp số 2723/CTCT) ngày 12-4-2001.
Để tổ chức các hoạt động văn hóa lớn trong ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự phối hợp với nhiều bộ ngành, đoàn thể, đơn cử như chương trình phối hợp với Trung
ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương hội sinh viên, hội nhạc sĩ Việt Nam... Sáng tác bài hát mang tên "tuổi trẻ nhà trường", hội thi tiếng hát học sinh phổ thông v.v... Dự án "sân khấu học đường" hiện đang được thí điểm tại 3 tỉnh: Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Nam (theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Được biết trong tương lai dự án này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng quy mô.
Nhìn chung, những chuyển biến ban đầu về cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong trường học được nhận diện rõ nhất là việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, ngoài ra là một số hoạt động văn hóa như phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", cuộc vận động "kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" phong trào xây dựng trường học văn minh... Tuy nhiên để xây dựng một môi trường văn hóa - giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và đẩy lùi tệ phản văn hóa xâm nhập học đường, tạo dựng lối sống, nếp sống văn hóa, nhân cách văn hóa trong học đường đang và sẽ là một nhiệm vụ nặng nề của ngành giáo dục - đào tạo. Dẫu sao, những cố gắng mà Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp đưa việc xây dựng đời sống văn hóa trong trường học đang góp phần đưa lại những dấu hiệu khả quan và từng bước được thực thi.
Chương 3
Những biện pháp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta khẳng định và chủ trương: sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phải coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc, nghĩa là giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và
truyền thống, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Điều đó cũng có nghĩa
quan điểm của Đảng ta, một mặt, không chỉ nhìn truyền thống văn hóa dân tộc như cái gì đó bất biến, cố hữu mà mặt khác, cần biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại: "phát huy tới mức tối đa sức mạnh, nội sinh của dân tộc, vừa tiến lên văn minh hiện đại,
vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững. Đó là
phương thức của sự phát triển lấy truyền thống làm cơ sở tiến lên hiện đại, ngược lại, trên cơ sở hiện đại nâng cao và làm phong phú truyền thống, không ngừng tăng cường tiềm lực nội sinh.
Từ quan điểm của Đảng ta trên đây, nhiệm vụ của chúng ta, đặc biệt hai ngành Giáo dục và Văn hóa phải hiện thực hóa được Nghị quyết Trung ương Đảng vào cuộc sống. Nói như GS.TS Phạm Minh Hạc "một nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục - đào tạo (nhà trường, gia đình, xã hội) là phải làm chuyển các tri thức cung cấp cho học sinh, sinh viên thành vốn văn hóa của mỗi người: nhân cách văn hóa, nếp sống và lối sống văn hóa (nhất là ứng xử văn hóa, thái độ văn hóa trong cư xử giữa con người và con người, con người với gia đình, cộng đồng và xã hội, với môi trường tự nhiên) [21, tr. 3].
Ngay từ ngày 15-3-1994 hai Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư liên Bộ về việc "Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin trong trường học".
Ngày 21-8-1996 hai Bộ cũng đã ký thông tư liên bộ về "Phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc - Mỹ thuật phục vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông".
Văn bản được ký kết gần đây nhất nhằm triển khai cuộc vận động văn hóa lớn mang tên "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" là kế hoạch phối hợp (số 2723/CTCT) do Bộ trưởng của hai Bộ ký vào ngày 12-4-2001 nhằm đưa ra những tiêu chí xây dựng phát
triển đời sống văn hóa trong nhà trường và tiêu chí để đánh giá "Trường học có đời sống văn hóa tốt".
Như trên đã có lần giải trình, việc giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh vị thành niên có thể thực hiện được cả ở phần lý thuyết, phần thực hành, bằng cả những biện pháp giáo dục chính khóa và những biện pháp giáo dục ngoài trường, lớp. Dưới đây, xin kiến nghị cụ thể hóa thông qua bốn loại biện pháp giáo dục lớn như sau: