Vài nét về tư tưởng, đạo đức và lối sống của học sinh vị thành niên hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 57 - 74)

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

2.1.1. Vài nét về tư tưởng, đạo đức và lối sống của học sinh vị thành niên hiện nay

2.1. nhân thức của học sinh vị thành niên của giáo viên, phụ huynh vị thành niên về giáo dục giá trị truyền thống văn hóa niên về giáo dục giá trị truyền thống văn hóa

2.1.1. Vài nét về tư tưởng, đạo đức và lối sống của học sinh vị thành niên hiện nay hiện nay

Học sinh VTN ngày nay sống trong môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Mặt khác, sẽ có không ít những yếu tố tiêu cực như mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm độc hại làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của VTN.

Nhìn chung về tình hình tư tưởng, đạo đức, học sinh VTN có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, thành người có ích cho xã hội. VTN rất quan tâm đến những vấn đề chính trị xã hội như công bằng xã hội, tương lai cá nhân và tiền đồ của xã hội. Bởi vậy, các em có nhu cầu rất cao về thông tin, được hiểu biết và thi thố trí tuệ. Điều này được thể hiện rõ bằng kết quả xuất sắc của các em học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi quốc tế về toán, lý, cờ vua, thể thao v.v... Tuy nhiên việc bỏ học và thất học ở độ tuổi này cũng đang là vấn đề xã hội đáng quan tâm nếu không nói là đáng báo động đối với một đất nước tiến hành CNH, HĐH.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể tính trung bình cứ 10 em vào cấp I, thì có 3,15 em lên được cấp II, và chỉ còn 0,71 em vào được cấp III. Riêng tuổi VTN cứ 10 em cấp II chỉ có 2,27 em vào cấp III. Do đó, lực lượng thất học đông đảo nhất chính là tuổi VTN. Trình độ học vấn trung bình của VTN hiện nay rất thấp, chủ yếu vẫn ở trình độ phổ thông cơ sở. Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu về tâm sinh lý đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phạm tội ngày càng tăng của lứa tuổi này. Có những trường hợp VTN phạm tội rất đáng báo động về sự suy thoái đạo đức nhân cách như các trường hợp sử dụng bạo lực, vũ khí đâm chém thầy cô giáo đang dạy dỗ mình, hiếp dâm tập thể, tổ chức thành các băng nhóm có tính chất côn đồ gây rối trật tự trị an. Đặc biệt gần đây VTN còn tham gia vào tệ nạn đua xe máy phân khối lớn, chống đối lại người thi hành công vụ. Tỷ lệ VTN tham gia vào tệ nạn mại dâm gia tăng rất nhanh. Theo báo cáo của cục phòng chống tệ nạn xã hội thì mại dâm dưới 18 tuổi là 1,2% năm 1992; 11% năm 1994; 12% năm 1995 và hiện nay theo ước tính có khoảng 2 vạn gái mại dâm dưới 18 tuổi v.v... Còn theo đánh giá của tổ chức ESCAP và UNICEF hiện nay ở Cămpuchia có khoảng 60-65% trong tổng số 45.000 gái mại dâm là người Việt Nam, trong đó 30% là VTN.

Nhận định về các mặt yếu kém trong văn hóa - xã hội, Nghị quyết ban chấp hành Trung ương 5 khóa VIII viết "... Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp... Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng..." [16, tr. 46].

Kết quả của điều tra, đặc biệt qua phỏng vấn sâu cho thấy trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nhu cầu của VTN được sắp xếp theo thứ tự sau:

- Nhu cầu được học tập, phát triển tài năng.

- Nhu cầu về tình bạn và tình yêu (như bước vào giai đoạn đầu thanh niên). - Nhu cầu được hưởng thụ và hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí. - Nhu cầu về dân chủ, công bằng.

- Nhu cầu tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

Mức độ thứ tự của các nhu cầu trên phản ánh tâm sinh lý lứa tuổi, phản ánh nhu cầu chính đáng của VTN, đồng thời về cơ bản phù hợp với định hướng giá trị xã hội. Những nhu cầu của VTN ngày một phong phú, đa dạng hơn, mang cả tính truyền thống lẫn hiện đại. Điều này xin được chứng minh qua cuộc phỏng vấn sâu về tình bạn, tình yêu, tình dục học sinh VTN hai trường phổ thông trung học Trần Nhân Tông (Hà Nội) và phổ thông trung học Tân Thụy Anh (Thái Bình).

* Tình bạn VTN

Tình bạn VTN là tình cảm trong sáng nhất của đời sống con người. Đó thực sự là một nhu cầu tinh thần đi cùng con người suốt cuộc đời. Mỗi một lứa tuổi khác nhau tình cảm bạn bè cũng mang những sắc thái khác nhau.

Tình bạn ở lứa tuổi VTN mang nét đặc trưng: tình bạn khác giới, do đó nó không những là một nhu cầu lớn ở lứa tuổi này, mà có lẽ còn bị thử thách manh mẽ nhất. Những rung động giới tính và sự cuốn hút của bạn khác giới là nét đặc trưng của tình bạn VTN. Từ sự nhí nhảnh, hồn nhiên, vô tư, tinh nghịch của tuổi trẻ con đang dần dần bị thay thế bằng tâm trạng hồi hộp, lo lắng, và khó hiểu nữa. Nhìn chung tình bạn VTN vẫn mang tính hồn nhiên vô tư, trong sáng và không cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm và các vùng khác nhau.

Khi được hỏi về tình bạn của các em học sinh PTTH thì cho thấy, khi học trung học cơ sở (cấp II) các em thường chơi với nhau cả một tập thể hoặc thành các nhóm bạn không phân biệt nam nữ. Tuy nhiên cũng có em, do tuổi dậy thì phát triển sớm đã có biểu hiện "để ý tới nhau", thư từ cho nhau...

"Hồi cấp II em chơi với cả hai phái nhưng riêng đối với nữ thì em thân thiết hơn" (Nữ 15 tuổi. HS.10/TB).

"... bọn em thường đi chơi với nhau cả nhóm" (Nam 18 tuổi. HS.11/HN). "Khi học cấp II em có chơi thân với bạn trai, nhưng bạn trai đó chỉ là anh em họ hàng, hàng xóm, người làng thôi" (Nữ 18 tuổi. HS.12/TB).

"Hồi cấp II thì mình chỉ có một cái gì đó trẻ con. Lên cấp III em cảm thấy có một cái gì đó già dặn hơn một chút nhưng cũng không khác mấy hồi cấp II. Hồi cấp II em chơi với các bạn trai có phần vô tư vì mình còn nhỏ" (Nữ 17 tuổi. HS 11/TB).

"(cấp II)... em có bạn gái thân nhưng bọn em chơi bình thường quan hệ bạn bè với nhau thôi. Em chơi riêng với bạn ấy hay chơi theo nhóm? - Bọn em chơi hòa đồng cả nhóm. Thường là ngồi nói chuyện bàn về chủ đề khoa học, học tập..." (Nam 17 tuổi. HS 11/TB).

Đây là những tình cảm bạn bè hồn nhiên và vô tư thế nhưng cuối cấp II khi đã bước vào tuổi dậy thì ở các em cả nam và nữ đã nảy nở những cảm xúc mới.

"Trước kia nói chung là còn cấp II hiểu biết về các vấn đề còn quá ấu trĩ. Em chơi thân theo nhóm bạn cả nam cả nữ, cũng là có tình cảm riêng chút ít. Nhưng chỉ là chơi thân. Chơi vô tư và bạn bè rất thẳng thắn" (Nam 18 tuổi. HS 12/TB).

(ở cấp II) "em cũng có bạn trai. Em nghĩ tình cảm ấy bồng bột. Khi có bạn trai thì em có cảm giác ngại. Nói chung là chỉ biết thân... Không có quan niệm về tình yêu thế này, thế nọ... " (Nữ 18 tuổi. HS 12/HN).

"Cấp III em chỉ có cảm xúc là lạ khi có những bạn trai quan tâm tới mình thôi chứ em không nghĩ là tình yêu hay là thế nào" (Nữ 18 tuổi. HS 12/HN).

Chính những trạng thái tình cảm "cảm giác ngại" hay "cảm xúc là lạ" và "tình cảm riêng một chút" này cho thấy các em đã bước đầu ý thức về giới tính của mình. Các chuyên gia về tuổi dậy thì cho rằng trong giai đoạn này, các em vừa có nhu cầu thu hút sự chú ý của bạn khác giới vừa để ý, quan tâm đến các bạn khác giới. Ta hãy thử nghe các em nói thực hư thế nào?

"Bọn em học lớp toán nên tình cảm giữa bạn nam và bạn nữ nó cũng có phần lạnh nhạt, bạn nam đối xử với bọn em cũng bình thường thôi. Nhưng chúng em vẫn cảm thấy giữa chúng em có một khoảng cách gì đó... Lạnh nhạt

ví dụ như các bạn có vẻ dửng dưng đối với mình, không những đối với mình mà là đối với cả bạn mình. Thường là bạn nào tổ chức sinh nhật thì mới các bạn ấy đến, các bạn ấy ít khi để ý đến lắm. Mà có vẻ các bạn ấy không quan tâm" (Nữ 18 tuổi. HS 11/TB).

"Trước đây các bạn ấy hồn nhiên nghịch ngợm như mình nhưng khi thành thiếu nữ thì các bạn ấy khi chơi với mình có nhiều lúc hồn nhiên vô tư nhưng nhiều khi các bạn ấy cũng tỏ ra có một cái gì đó trầm lắng. Có những lúc họ biểu hiện một cái gì đó rất khác" (Nam 17 tuổi. HS 11/TB).

Rõ ràng, trong tình bạn, các em đã nhận ra những biểu hiện khác chưa hề có. Ta giả định rằng họ đã học với nhau, đã chơi với nhau nhiều năm "hồn nhiên và vô tư" thế mà bỗng nhiên nay các bạn khác giới của mình lại trở nên có "một cái gì đó rất khác" khó hiểu, "có một khoảng cách nào đó" và rồi đột nhiên cảm thấy bạn khác giới "có phần lạnh nhạt" với mình, mặc dù mình vẫn phải thừa nhận "Bạn đối xử với mình cũng bình thường thôi".

Đó là cái gì vậy? Tại sao lại thế? Vâng, đối với họ thật bí ẩn và hấp dẫn. Đúng là thật hấp dẫn và họ sẽ tiếp tục dấn thân vào cuộc hành trình khám phá những cảm xúc mới lạ của mình. Những biểu hiện này ngày càng rõ nét hơn trong các năm học tiếp theo của các em - những năm học ở phổ thông trung học (cấp III).

Với những trạng thái cảm xúc, những rung động mới xuất hiện trong quan hệ với bạn khác giới như dè dặt, khép nép, xao xuyến, bồi hồi, hồi hộp, trầm lắng và mên mến nhau, hơi hơi tình ý như chính các em cảm nhận, rõ ràng, quan hệ nam nữ của các em ở tuổi này đã bước sang một giai đoạn khác. Tình bạn không còn mang tính chất vô tư trẻ con nữa mà tình bạn đã bị thúc đẩy và cuốn hút bởi lực hấp dẫn giới tính và mang tính định hướng bản năng. Đó thực sự là sự phát triển tự nhiên và tất yếu.

Quan hệ bạn bè về bản chất là vô tư trong sáng nên nó rất ít bị các chế định xã hội can thiệp vì thế khi khảo sát thực tế ta không thấy rõ sự khác biệt trong quan hệ bạn bè ở 2 môi trường khảo sát khác nhau - môi trường nông thôn và môi trường thành phố.

Có thể trong môi trường đô thị quá trình xã hội hóa cá nhân mạnh mẽ hơn và do đó trẻ vị thành viên ở đây cũng trưởng thành về mặt xã hội hơn so với trẻ ở vùng nông thôn. Thế nhưng những rung động, những cảm xúc mới của trẻ vị thành niên ở hai nơi qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy họ đều trải qua những cảm xúc dường như là giống nhau. Có lẽ những cảm xúc này có nguồn gốc nội tại của bản chất loài nhiều hơn là bản chất xã hội nên nó mang tính phổ biến cho mọi cá thể ở độ trưởng thành ấy.

Những cảm xúc mới trong quan hệ nam nữ mà chúng tôi tập trung chú ý trên đây không phải là toàn bộ mối quan hệ tình bạn của tuổi vị thành niên mà nó chỉ là nét đặc trưng riêng của tình bạn ở lứa tuổi này. Còn về tình bạn mang ý nghĩa rộng lớn hơn nó bao gồm cả tình bạn cùng giới và bạn khác giới. Như vậy, có thể nhìn tổng thể tình bạn của lứa tuổi này vẫn mang đúng nghĩa của nó là hồn nhiên, trong sáng và vô tư... nhưng bước đầu có những dấu hiệu vượt ra khỏi khuôn khổ tình bạn thông thường.

Ta có thể tìm hiểu thêm xem các thầy cô giáo - những người trực tiếp dạy dỗ và tiếp xúc với các em hàng ngày nhìn nhận về tình bạn của trẻ vị thành niên như thế nào?

"Về tình bạn... bây giờ hầu như nam nữ không cách biệt thì phải, nó gần gũi chứ không xa lạ, xa cách như trước kia. Ngày trước ngồi cạnh nhau con trai con gái vẫn cảm thấy ngượng, nhưng bây giờ là bình thường không sao cả. Nhiều khi thậm chí mình còn cảm thấy nó không còn ranh giới nam nữ nữa. Còn chuyện tình cảm từ tình bạn đến tình yêu thì có lẽ là phát triển rất tốt" (Nữ 40 tuổi. GV Văn. HN).

"Vấn đề tình bạn thì tôi nghĩ... bây giờ rất bình thường. Bây giờ tôi có một nhận xét thế này là con gái thích chơi với con trai hơn, thích kết bạn với con trai hơn là với bạn gái. Chơi với bạn nam nó khác giới nên dễ thông cảm với nhau hơn... Năm lớp 10 đã cho nhau mượn sách vở rồi tạo điều kiện có khi là đến nhà nhau học. Tất nhiên là chưa nghĩ cái cao hơn tình bạn, nhưng mà qua đó thấy giữa nam và nữ khác giới kết bạn dễ hơn. Theo tôi nghĩ tình bạn trong học sinh giữa nam và nữ nếu nó dừng lại ở mức như hiện tại thì tốt. Thì rất tốt chứ không phải không? (Nam 50 tuổi, GV. Giáo dục công dân. TB).

Có lẽ nhận xét của các thầy cô về tình cảm của các học trò của mình cũng thống nhất với các nhận định của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn thấy phảng phất đâu đó trong các cuộc phỏng vấn, trong cái ý tứ và sắc thái cảm xúc giới tính ở tuổi vị thành niên, rằng, các mối tình đầu tiên và bí ẩn đang dần dần nảy nở...

* Tình yêu VTN

Tình yêu ở tuổi VTN là một đề tài phức tạp và hấp dẫn. Nhưng do tính chất phong phú đa dạng và chưa định hình, chưa rõ nét của nó nên rất khó có những khái quát đặt tên cho nó. Đã có nhà khoa học nhận xét về các loại tên về tình yêu tuổi VTN như "Các nhà tâm lý học thì gọi đó là tình yêu cảm tính. Các nhà thơ thì gọi nó là những mối tình lãng mạn nhất thời. Các nhà đạo đức thì cho rằng đó là tình yêu trong trắng. Các nhà tâm thần học thì gọi đó là tình trạng rối loạn thần kinh. Các nhà thần học thì gọi đó là những mối tình của Chúa...".

Dẫu được gọi như thế nào, nhưng khi khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy tình yêu vị thành niên là những mối tình quá độ từ tình bạn sang tình yêu. Sự quá độ này được nhận biết bởi nó không còn là tình bạn, nhưng cũng chưa hẳn đã là tình yêu. Đó là những mối tình nhạy cảm, mong manh, mang đầy ngộ nhận và đa số là không mục đích.

Những mối tình này cơ bản không phải được hình thành trên cơ sở ý thức mà trên cơ sở các rung động duy cảm, hơn thế, nó lại được thúc đẩy bởi những động lực sâu xa của các ham muốn tình dụng đang hình thành. Vì thế tính chất bùng cháy và chóng tàn của nó là có cơ sở hiện thực và mang tính phổ biến.

Có lẽ vì thế mà mặc dù đa số đều thừa nhận mối tình đầu ở tuổi VTN là mối tình đẹp nhất của đời người nhưng cho đến nay sự thành công của tình yêu ngay từ mối tình đầu cũng không phải là nhiều. Và nó vẫn luôn giấu kín trong mình những bí ẩn mà những ai đã trải qua nó cũng mới chỉ là lờ mờ nhận ra. Hình như mối tình đầu ở tuổi VTN nó bất ngờ đến và bất ngờ ra đi quá nhanh nên dường như không mấy ai kịp định thần để có kinh nghiệm về nó.

Trong nhóm các đối tượng VTN được khảo sát ở cả hai điểm nghiên cứu, cả nam và nữ, cả những người đang học và những người đã thôi học rất ít người thừa nhận họ đang

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)