Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 91 - 92)

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

3.4.2.Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

Con người là một sự pha trộn phức tạp giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi. Con người thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi với những người xung quanh, với thế giới nội tâm của họ, và với môi trường xung quanh nói chung. Do vậy, trong quá trình phát triển khi những đứa trẻ trở thành thiếu niên và người lớn, chúng cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể giúp cho chúng tự kiểm soát được bản thân và môi trường xung quanh một cách thành thạo. Giáo dục kỹ năng sống sẽ mang lại cho VTN những điều hiểu biết quan trọng, cần thiết để hiểu được điều đó.

Giáo dục kỹ năng sống sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

Về mặt sức khỏe:

1) Giáo dục kỹ năng sống phối kết hợp các nhân tố tâm lí và nhân tố xã hội sẽ góp phần xây dựng hành vi lành mạnh.

2) Việc tiến hành giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giải quyết được nhu cầu của VTN để chúng được phát triển.

3) Việc nâng cao các kỹ năng cá nhân và các kỹ năng xã hội nhằm mục đích tạo khả năng cho mỗi cá nhân có khả năng bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như cho mọi người trong cộng đồng.

Về mặt giáo dục:

1) Việc giáo dục kỹ năng sống theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ có những tác động tích cực với:

- Mối quan hệ giữa thầy và trò. - Hứng thú học tập của học sinh.

- Hạ thấp tỷ lệ bỏ học của học sinh.

- Đề cao chuẩn mực đạo đức của người giáo viên góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội.

2) Kỹ năng sống tác động lên những môn học mang tính xã hội, khích lệ việc sử dụng những phương pháp dạy học tích cực, đề cao vai trò tham gia chủ động, tự giác của học sinh và vai trò chủ đạo của thầy giáo.

3) Học sinh cảm thấy họ được tham gia vào những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn.

Về mặt văn hóa - xã hội:

Giáo dục kỹ năng sống có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tỷ lệ phạm pháp, giảm bớt tỷ lệ có thai và lạm dụng tình dục, nghiện ma túy ở tuổi VTN. Khích lệ lối sống lành mạnh.

Giáo dục kỹ năng sống giúp xác định rõ nhu cầu của VTN khi chúng lớn lên trong một xã hội hiện đại.

Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt rõ rệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội văn hóa đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một cộng đồng quốc tế lớn.

Về mặt kinh tế, chính trị:

Giáo dục kỹ năng sống chính là giáo dục giúp hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh doanh và các nhà quản lý kinh tế trong tương lai cần có.

Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em. Điều đó giúp Nhà nước đề ra được các chính sách để thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em một cách hợp lý.

Bên cạnh việc cho các em hiểu về các quyền của chúng, các em cũng sẽ xác định được nghĩa vụ cao cả của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố sự ổn định về chính trị của mỗi nước.

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 91 - 92)