Những biện pháp giáo dục thực hành khuôn mẫu văn hóa ứng xử (ở phần hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp)

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 83 - 85)

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

3.2.Những biện pháp giáo dục thực hành khuôn mẫu văn hóa ứng xử (ở phần hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp)

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp)

ở đây, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp công tác giáo dục - văn hóa (cũng có nghĩa là công tác văn hóa quần chúng hay công tác giáo dục ngoài nhà trường - éducation

extrascolaire) vốn đã được tiến hành, lâu nay ở nước ta. Khái niệm công tác giáo dục - văn hóa cần được hiểu cả trên hai bình diện: Giáo dục những định hướng giá trị văn hóa cho quần chúng, và giáo dục quần chúng bằng những giá trị văn hóa, hình thức, phương tiện văn hóa - Giáo dục theo cách văn hóa. Do đó, nó cũng có những khác biệt với cách sư phạm nhà trường. Hơn nữa, nội dung giáo dục giá trị truyền thống thông qua những khuôn mẫu văn hóa ứng xử không phải chỉ là giáo dục kiến thức, mà chủ yếu là giáo dục cách thực thi, nó khác với các môn giáo dục khác, cho nên rất khó áp dụng cách giáo dục sư phạm.

Phương pháp giáo dục - văn hóa thực chất là kết hợp giáo dục và tự giáo dục, trong đó tự giáo dục là chính. Nó tiến hành giáo dục thông qua những hoạt động văn hóa, những hình thức tổ chức tiếp xúc văn hóa của quần chúng. Nó không có thầy dạy - người giáo dục và người được giáo dục cũng đều là công chúng tự họ, dưới sự dẫn dắt phương pháp thực hiện của người "đầu trò". Người "đầu trò" ấy có thể là thầy giáo, cô giáo, có thể là một cán bộ đoàn thể, cán bộ văn hóa, và nhiều trường hợp đó chính là các em, các anh, chị đầu đàn trong nhóm hoạt động đó. Phương pháp giáo dục - văn hóa có thể thực hiện được theo cả ba hình thức: đại chúng, nhóm và cá biệt, trong đó hiệu quả tối ưu là hoạt động theo nhóm, theo lớp. Điều này cho thấy rất thuận lợi cho những chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với các em học sinh vị thành niên. Vì các em đã có thầy, cô, cán bộ Đoàn dẫn dắt; và chính trong các em học sinh phổ thông cấp II, cấp III tuổi đang lớn, có rất nhiều em nhanh nhẹn, năng động, có lắm sáng kiến thông minh để khởi xướng chương trình hoạt động cho chính mình và đủ khả năng đứng ra làm "đầu trò".

Phương pháp giáo dục - văn hóa chính là biện pháp dùng để "học mà chơi, chơi mà học". Học bằng những cách chơi - văn hóa, chơi có văn hóa, thông qua những hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi thú vị, hấp dẫn để mà chơi vừa cũng để mà học, để gợi dậy và hoàn thiện những tiềm năng tinh thần và định hướng - giá trị vốn có trong văn hóa cá nhân của các em học sinh qua giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Cái được học nằm ở chiều sâu, ở bề đọng lại, không trông thấy, nhưng cái được chơi thì lại lộ diện ra, vui vẻ, sảng khoái, khiến các em càng thêm thích thú, ham "chơi để mà học". Nếu chúng ta cho tổ chức được nhiều chương trình, hình thức, nhiều sự "chơi - văn

hóa" vừa phong phú, lành mạnh, văn minh, thú vị, hấp dẫn, tin chắc sẽ thu được hiệu quả giáo dục tốt về những khuôn mẫu văn hóa ứng xử cho các em.

Phương pháp giáo dục - văn hóa thuộc loại giáo dục thường xuyên (éducation permanente) và giáo dục đa năng (poly-fonetion). Nó có thể thực hiện nội dung giáo dục tổng hợp và cũng có thể thực hiện giáo dục theo chủ đề hay chuyên đề. ở đây, khó có thể nói giáo dục tổng hợp và giáo dục chuyên đề, chủ đề - cách nào thì tốt hơn, hiệu quả hơn. Tùy theo từng trường hợp để xử lý phương pháp, không nên chỉ thiên nặng duy vào một loại phương pháp giáo dục tổng hợp hay giáo dục theo chủ đề. Nhất là đối với giáo dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử, rất khó có thể áp dụng thiên về một cách giáo dục theo chủ đề hay chuyên đề, càng rất khó để xếp lịch giáo dục "dứt điểm" theo từng chủ đề, hết chủ đề này sang chủ đề khác được.

Bởi phương pháp giáo dục - văn hóa là loại phương pháp "sự chơi - văn hóa" - chơi để mà học, học để mà chơi - cho nên có thể đưa ra tiến hành được cho mọi loại đối tượng chơi: lớn, nhỏ, học vấn cao thấp khác nhau, học sinh sinh viên lớp nào cũng muốn chơi và chơi được. (ở đây, nó chỉ có sự khác nhau về hình thức tổ chức chơi và nội dung để chơi). Do vậy, để giáo dục ngoài giờ lên lớp về khuôn mẫu văn hóa ứng xử, chúng ta nên cho sử dụng ổn định, như nhau đối với cả cấp II và cấp III, qua từng năm, từng lớp, theo một số loại hình hoạt động cơ bản trong phương pháp giáo dục - văn hóa. (Cũng cần phải nhắc lại để khỏi quên: chỉ khác nhau giữa các cấp, các lớp về cách thức, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động sao cho phù hợp từng lúc với từng đối tượng - Và điều này thì chủ yếu do những người "đầu trò" đề xướng ra).

Từ những điều nêu trên, xin đề nghị đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về khuôn mẫu văn hóa ứng xử cho học sinh vị thành niên (cấp II, cấp III) một số loại hình giáo dục - văn hóa cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 83 - 85)