Tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 118 - 120)

Từ năm 1997 đến nay, tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh niên diễn ra khá nghiêm trọng, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, số loại tội phạm và cả về tính chất, mức độ phạm tội. Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát nhân dân, số người dưới 30 tuổi phạm pháp bị bắt giữ năm 1997: 11.169 người, năm 1998: 10.041 người, năm 1999: 11.838 người, năm 2000: 8463 người, năm 2001: 9136 người và 6 tháng đầu năm 2002 là 8860 người. So với tổng số người phạm tội trong toàn quốc, tỷ lệ thanh niên khoảng trên 50% và chiều hướng tăng ở các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung. Đặc điểm chung tội phạm trong lứa tuổi thanh niên là:

1. Cơ cấu tội phạm

Do thanh niên thực hiện đa số ở lĩnh vực hình sự (năm 1997: 65,75%, năm 1998: 64,84%; năm 1999: 67,51%;năm 2000: 67,36%; năm 2001: 64,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên phạm các tội kinh tế cũng không phải nhỏ (năm 1997: 42,06%; năm 1998: 54,68%; năm 1999: 52,27%; năm 2000: 49,08% năm 2001: 55,24%).

2. Các tội danh hình sự thanh thiếu niên thường vi phạm

Trộm cắp tài sản công dân, cướp tài sản công dân, cướp giật tài sản công dân, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, gây rối trật tự công cộng hiếp dâm, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tổ chức mại dâm và môi giới mại dâm, vi phạm an toàn giao thông.

Có một số tội danh hầu như chỉ có thanh niên vi phạm là tội cướp giật và tội đua xe máy trái phép (khoảng 97%).

Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, phân tích tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện bị xét xử trong 2 năm 1997,1998 là:

- Các tội xâm phạm sở hữu công dân có số lượng bị cáo xét xử nhiều nhất và có xu hướng gia tăng năm 1997 có 13.274 người (50,15%),năm 1998 có 16.754 người (55,65%).

- Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính: năm 1997 có 5933 người (22,41%), năm 1998 có 5474 người (18,18%).

- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người: năm 1997 có 4299 người (16,24%), năm 1998có 4104 người (13,63%). Tuy nhiên, ở một số tội danh nghiêm trọng, tỷ lệ bị cáo là thanh niên cao hơn, như tội giết người năm 1997 là 37,2%; năm 1998 là 32,9%; tội hiếp dâm trẻ em năm 1997 là 59,16; năm 1998 là 32,6%.

3. Tính chất tội phạm do thanh niên thực hiện rất nghiêm trọng và nguy hiểm đối với xã hội, thể hiện tính côn đồ trắng trợn ở tội cướp giật tài sản công dân và tội giết với xã hội, thể hiện tính côn đồ trắng trợn ở tội cướp giật tài sản công dân và tội giết người cướp của, tính dã man và hung hãn ở tội hiếp dâm trẻ em, tính liều lĩnh mạo hiểm trong tội đua xe máy trái phép v.v...

Gần đây xuất hiện nhiều vụ sử dụng súng, lựu đạn làm chết và bị thương nhiều người, trong đó tội cướp có sử dụng vũ khí năm 2001 xảy ra 43 vụ, tăng 72% so với năm 2000.

4. Tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, nhiều thanh niên vừa là nạn nhân (con nghiện), vừa là tội phạm tổ chức sử dụng, buôn bán vận chuyển ma túy trái phép. (con nghiện), vừa là tội phạm tổ chức sử dụng, buôn bán vận chuyển ma túy trái phép. Năm 2001: 49,48% tội phạm ma túy là thanh niên (Tổng cục cảnh sát nhân dân). Thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt (lợi dụng trẻ em), tính chất chống đối ngày càng quyết liệt như dùng súng, lựu đạn chống trả lực lượng vây bắt ở Lai Châu.

5. Tình trạng tội phạm tập thể, có tổ chức tụ tập thành băng nhóm để trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma túy khá phát triển cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma túy khá phát triển ở các thành phố lớn. Đáng lưu ý đã xảy ra một số vụ phạm tội có tính chất băng, nhóm

hoạt động theo kiểu xã hội đen để thanh toán lẫn nhau ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguy cơ trẻ em bị lôi kéo vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức để trộm cắp, cướp giật ngày càng tăng.

6. Tội phạm người thanh niên tăng đáng kể và diễn biến phức tạp. Trung bình trong toàn quốc năm 2000 tỷ lệ người chưa thành niên phạm pháp trong tổng số người bị trong toàn quốc năm 2000 tỷ lệ người chưa thành niên phạm pháp trong tổng số người bị

bắt giữ là 16,3%, trong đó dưới 16 tuổi là 3,8%, từ 16-18 là 12,4%.

Theo điều tra của Tổng cục cảnh sát nhân dân, từ đầu năm 2000 đến 6/2002 có

9411 bị cáo người chưa thành niên bị đưa ra xét xử, trong đó 207 phạm tội giết người

(2,2%), 422 phạm tội hiếp dâm (4,48%), 1044 phạm tội cướp (11,09%), 2332 phạm tội trộm cắp (24,78%), 675 phạm tội cố ý gây thương tích (7,17%), 427 phạm tội mua bán trái phép chất ma túy (4,53%). Đó là chưa kể tới số trẻ vị thành niên phạm tội chưa tới mức truy tố bị xử lý hành chính. Trong 2nưam(2000 - đầu 2002) có 16.155 em bị xử lý hành chính, trong đó 2559 em phải vào trường giáo dưỡng, 282 em cai nghiện và chữa bệnh tại cộng đồng.

7. Tuy các tội về kinh tế có tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm không cao song trong đó cũng có một số tội có tỷ lệ thanh niên vi phạm khá cao như tội làm và buôn bán hàng đó cũng có một số tội có tỷ lệ thanh niên vi phạm khá cao như tội làm và buôn bán hàng giả, tội buôn lậu, tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội... trên 50%.

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)