0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG (Trang 51 -57 )

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên

- Về sinh lý:

+ Trong quá trình phát triển của đời người, không có giai đoạn tăng trưởng nào lại mạnh mẽ và rõ ràng như giai đoạn tuổi vị thành niên. Sự thay đổi tăng trưởng này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực thể xác và tình cảm mà còn liên quan đến đời sống tinh thần, quan hệ xã hội.

+ Theo số liệu chung của ngành y tế, về chiều cao, cơ thể của VTN có bước nhảy bọt, con trai có thể cao trên trung bình 30 - 35cm, con gái có thể thêm trung bình từ 25 - 30cm. Sự việc này xảy ra khá mau làm cho người lớn chú ý, ngỡ ngàng, vì chỉ qua một kỳ hè, trẻ như thình lình lớn phổng lên, bộ xương dài ra.

+ Song song với chiều cao là sự gia tăng đáng kể của trọng lượng VTN. Đối với nam, trọng lượng có thể tăng thêm từ 28-31kg và với nữ tăng thêm 24-25kg trong thời kỳ dậy thì.

+ Sự gia tăng trọng lượng này xuất phát bởi những bắp thịt nở nang hơn, nhất là ở con trai, rất thuận lợi cho các hoạt động thể thao (chạy nhảy, đá bóng, bơi lội...). Các em có đủ khả năng làm việc nào đó với cố gắng lớn nhưng lại mau thấm mệt. Vì vậy, người lớn cần đề phòng tình trạng kiệt sức của các em.

+ Thân thể thay đổi mạnh mẽ với sức mạnh gia tăng là dấu hiệu của tuổi dạy thì ở VTN. Thân thể các em chuyển hướng rạo rực. Các em tò mò xem xét các cơ quan cơ thể, xem xét chức năng của chúng qua sách báo, qua tâm sự bạn bè, hay bày tỏ nỗi lòng và nhất là hay mơ màng trong giấc ngủ. ở lứa tuổi này, với sức vóc như vậy, các em có nhu cầu hay ăn và ăn ngon miệng. Sự trao đổi chất trong cơ thể giai đoạn này cũng khiến các em có nhu cầu ngủ nhiều giờ liền.

Một dấu hiệu rất đặc trưng của tuổi dậy thì ở VTN là sự hoàn thiện, chín muồi của cơ quan sinh sản. ở các em gái, đó là sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, song song với đó là bộ ngực nở nang, làm da mịn màng, trắng ra, giọng nói trở nên trong trẻo, xương chậu nở nang, dáng vóc mềm mại, uyển chuyển. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hiện tượng dậy thì của một số ít em gái xảy ra không bình thường hoặc là quá sớm (9 - 10 tuổi), hoặc là quá muộn (16 - 17 tuổi) ảnh hưởng đến phần nào thể xác và tinh dịch, kèm theo đó là lông mọc ở nách, bộ phận dịch dục, ria mép xuất hiện, giọng nói trở nên ồm (vỡ giọng). Tất cả những biểu hiện sinh lý trên đây của nam, nữ VTN được điều khiển bởi những hoạt động nội tiết mới, nhất là những chất nội tiết thuộc các hạch sinh dục và tùng quả tuyển (hypophyse), ngoài ra còn được gắn liền với những thay đổi quan trọng của hệ thống thần kinh thực vật và sự lớn lên của bộ xương. Những hoạt động nội tiết mới này khi xuất hiện trong cơ thể tạo nên những biến động mạnh mẽ cả sinh lý và tâm

lý VTN, dễ tạo nên những xáo trộn, thất thường về thái độ. VD: những phản ứng ám ảnh hay tình cảm lo âu đơn giản được gắn liền với những đặc điểm của cơ thể. Chẳng hạn một thân hình quá nhỏ, quá thấp là nguồn gốc lo âu ở thiếu niên nam muốn được to lớn, khỏe mạnh, lo âu của những em nữ VTN.

Các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến những xáo trộn về thái độ của các em. Theo con số nghiên cứu của một nhà tâm lý học Mỹ cho thấy có khoảng 41% VTN nữ là 31% VTN nam đã có những xáo trộn về thái độ nêu trên.

Một điều đáng quan tâm hơn nữa là, sự trưởng thành của tuổi dạy thì cũng có thể kèm theo những xáo trộn của bản năng tình dục: sự tự thỏa mãn thường xảy ra trên cơ thể mình (thủ dâm) ít ra cũng đối với VTN trai.

- Về tâm lý.

+ Trẻ VTN là những con người đầy hấp dẫn. Nhưng có lẽ đây cũng là giai đoạn mà bố mẹ và các con gặp nhiều trục trặc nhất trong việc giao hòa tình cảm cũng như hiểu lẫn nhau. Những đứa con đã từng một thời đến với ta để tâm sự về những phiền muộn trong cuộc sống, thích được ta ôm ấp, hôn hít, thậm chí chỉ mong làm vừa lòng bố mẹ hơn bất cứ ai khác, bây giờ bỗng dưng trở nên trầm lặng, xa cách và khép kín tâm hồn. Cũng có VTN lúc muốn thu mình trong lòng bạn để được âu yếm vuốt ve, cảm thấy tràn ngập cảm xúc, nhưng cũng có những lúc muốn hoàn toàn độc lập. Chúng còn tỏ rõ sự tự khẳng định mình bằng cách thể hiện ngay ra hình thức bên ngoài, chẳng hạn những thích thú kỳ cục về quần áo hay những kiểu để tóc, làm như vậy, phần nào chúng muốn tuyên bố rằng nó là một cá thể khác biệt hoàn toàn không giống như bố mẹ nó. Thực chất đây chỉ là sự vật lộn nội tâm dữ dội để cách biệt và khác biệt với bố mẹ chúng. Một điều nghịch lý là, trong cuộc vật lộn để khác người, trẻ VTN lại mù quáng bắt chước, chẳng ai khác là những đứa trẻ cùng lứa VTN của mình.

Bởi vậy, ở lứa tuổi này, sự biến đổi của tính tình rất là rõ nét. Các em có vẻ khó dạy và tính tình hay thay đổi. ở các em có nhiều tình cảm khác nhau, lúc nhút nhát, lúc mềm yếu, lúc cứng nhắc, lúc vui mừng, lúc lại lặng lẽ, lúc hành động thái quá. Các em như muốn có người hiểu mình, nhưng chẳng mấy ai hiểu. Cái "tôi" đang muốn tự xác nhận lại gặp sự đụng chạm với người xung quanh. Chân trời khám phá của các em được

mở rộng khi các em khao khát tìm hiểu những giá trị văn hóa tinh thần. Những giá trị đó trong nhãn quan các em là những khuôn mẫu nhân cách, những mẫu hình lý tưởng có thể trong tưởng tượng, có thể là nhân vật thực mà các em muốn bắt chước. Các nhà tâm lý học cho rằng, các em có nhu cầu "nhập vai" những nhân vật là những nhân vật xác định, lý tưởng lúc đó của chúng và thông qua những nhân vật này nhân cách sẽ được hình thành.

Tóm lại, sự thay đổi hành vi tâm lý ở VTN là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Đó là sự biểu hiện của cá tính, sự hiện diện các kiểu dạng tâm lý của cá thể. Các em tự ý thức về bản thân, đề cao cái "tôi" cá nhân và có nhu cầu tự thân thích khẳng định mình. Điều này sẽ trở nên nghịch lý khi các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục coi VTN vẫn còn là trẻ con và cần được dạy dỗ, đặc biệt họ sẽ là những "nhà giáo dục" nắm chắc phần thất bại khi tỏ ra chuyên quyền, độc đoán, thiếu tôn trọng, tước đi lòng tự tôn và tính độc lập ở tuổi VTN.

Sự thay đổi một cách toàn diện nêu trên còn được biểu hiện cụ thể trong các quan hệ tình bạn, tình yêu và tình dục ở tuổi VTN.

Tình bạn VTN có thể phân thành hai dạng, tình bạn không phân biệt giới và tình bạn khác giới.

Tình bạn khác giới với những xúc cảm, những rung động giới tính và sự cuốn hút của bạn khác giới là nét đặc trưng của tình bạn vị thành niên. Nhìn chung tình bạn ở lứa tuổi này vẫn mang tính hồn nhiên vô tư và trong sáng. Tình bạn VTN không cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm và các vùng khác nhau.

Tình yêu VTN được biểu hiện, đa số các em yêu cảm tính nên thường không xác định được mục đích của tình yêu và mẫu người lý tưởng. Tuổi nảy sinh dạng tình yêu này phổ biến ở các em 16 - 17 tuổi. Tình yêu ở tuổi này bị chi phối bởi học tập, cha mẹ kiểm soát, bạn bè trêu chọc, dư luận...

Tình yêu VTN thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ mà tình cảm của họ mới ở trên tình bạn một chút. Đó là những mối tình đầu chớm nở, rất mong manh. Nó thuần túy là tình yêu tinh thần. Còn tình yêu thực sự khi đôi trẻ VTN đến với nhau bằng tất cả tình cảm

nồng cháy, có sự hòa quyện cả tinh thần và thể xác. Tình dục VTN dễ xảy ra ở các mối tình này.

Tình dục VTN: Trong giai đoạn đầy biến động về tâm sinh lý này, tình dục là một khám phá lớn đối với trẻ VTN. Tuy nhiên, tình dục VTN chưa mang tính phổ biến, hay nói cách khác là, trẻ ở tuổi VTN không quá ham muốn tình dục. Thậm chí ở chúng còn có hành vi "cảnh giác" ít dám hẹn đi chơi hai người mà thường đi theo nhóm. Trong đầu chúng chứa không ít những lo âu, thắc mắc, những câu hỏi mong được giải đáp, chỉ dẫn của người lớn. Song chúng chẳng dám hỏi ai ngoài những người bạn cùng trang lứa, chẳng hiểu biết gì hơn chúng về vấn đề phức tạp và tế nhị này.

Tình dục VTN xuất hiện ở hai dạng quan hệ, tình dục với người yêu và tình dục lệch lạc. Tình dục lệch lạc có thể ở đối tượng VTN mãi dâm, VTN bị lạm dụng tình dục, VTN thử nghiệm tình dục do tò mò, thiếu hiểu biết kiến thức về an toàn tình dục và hậu quả của nó.

Tình dục VTN thường dẫn đến mang thai. Nạo hút thai, cưới sớm và không chồng có con là hậu quả của tình dục VTN, và nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe sinh sản, ví như để lại những bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và để lại di hại về mặt tâm lý và tương lai của các em sau này.

Chương 2

Thực trạng về giáo dục giá trị

truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường hiện nay

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã đưa tới nhiều thay đổi đáng kể về mặt kinh tế và đời sống sinh hoạt. Nhiều yếu tố tích cực tạo thuận lợi cho phát triển nhân cách vị thành niên. Song cũng không ít những yếu tố tiêu cực như mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, các loại sách báo, văn hóa phẩm độc hại đang hàng ngày ảnh hưởng xấu đến lối sống và phát triển nhân cách của vị thành niên.

Để có kết quả thực trạng, đề tài nghiên cứu một cách khá toàn diện tuổi vị thành niên nhằm một mục tiêu rộng lớn và thiết dụng là vạch ra những vấn đề cơ bản của tuổi vị thành niên, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó tìm hiểu các lĩnh vực tình bạn, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên và ảnh hưởng của nó đến đạo đức, lối sống tương lai, tìm hiểu những nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh, và học sinh VTN về truyền thống văn hóa, về giáo dục TTVH trong nhà trường hiện nay.

Vì vậy, đối tượng khảo sát nghiên cứu không chỉ hạn chế trong tuổi vị thành niên mà bao gồm cả thầy cô giáo (GV) các cán bộ y tế (YT), các bậc phụ huynh, các em tại địa bàn khảo sát; Mẫu nghiên cứu được xác định trong nghiên cứu đối chứng: một điểm tại vùng nông thôn thuần túy truyền thống Thái Bình (TB) với trường phổ thông trung học Tân Thụy Anh; một điểm của Hà Nội (HN) nơi thành phố đang biến đổi mạnh mẽ trong cơ chế thị trường hiện nay, với trường phổ thông trung học Trần Nhân Tông; một điểm tại vùng miền núi Lạng Sơn (LS), với trường trung học cơ sở Việt Bắc. Cách chọn mẫu mang tính đối lập này sẽ tạo cho ta so sánh tương quan nhằm nhận ra những nét chung và những khác biệt trong sự biến đổi của tuổi vị thành niên, trong quá trình xã hội biến đổi mạnh mẽ từ truyền thống đến hiện đại.

Mặt khác, xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu cụ thể còn khảo sát: mối quan tâm của trẻ VTN, của nhà trường, của gia đình về những vấn đề trên.

Phương pháp nghiên cứu kết hợp liên ngành nhân học, tâm lý, văn hóa và xã hội học hiện đại, trong đó chủ yếu phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phỏng vấn theo bảng hỏi. Ngoài ra, là phương pháp tư vấn qua đường dây nóng, điện thoại (TVĐT) tư vấn cộng đồng, tìm hiểu thông tin qua mục "cửa sổ tình yêu" của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, sử dụng kết quả của một số công trình nghiên cứu xã hội học về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản VTN mấy năm gần đây, những điều tra và truyền thống văn hóa về vấn đề giáo dục TTVH trong nhà trường, từ đó sẽ đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị truyền thống văn hóa trong lối sống học sinh vị thành niên hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG (Trang 51 -57 )

×