7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng
3.2.2. Cho tiến hành nhiều cuộc thi, diễn, viết, vẽ về đề tài, nội dung giáo dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử
dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử
Biện pháp này có thể đem áp dụng được cho mọi lớp từ cấp II đến cấp III. Nó không thể đem tiến hành thường xuyên theo lịch học hàng ngày, hàng tuần được. Chủ yếu là tiến hành theo từng kỳ dịp nhất định - chẳng hạn: trong dịp học hết một môn xã hội nhân văn, khi kết thúc một học kỳ, trong dịp sinh hoạt hè, nhân một lễ kỷ niệm nào đó, nhân ngày 20-11, nhân một cuộc phát động, vận động nào đó, nhân dịp tham gia hội thi nào đó với địa phương, v.v...
Với nội dung giáo dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử, chúng ta có thể đề xướng tổ chức nhiều hình thức Thi, Diễn, Viết, Vẽ,... thú vị, hấp dẫn, có khả năng thu hút được đông đảo học sinh các lớp tham gia tự nguyện và dần dần sẽ trở thành nếp phong trào.
Chẳng hạn:
* Về Thi: ở đây có hai loại Thi: Thi kiến thức và thi thể hiện hành vi ứng xử văn hóa.
Thi kiến thức, có loại là do thầy giáo, cô giáo ra bài thi, hỏi các kiến thức về giá
trị truyền thống văn hóa, khuôn mẫu văn hóa ứng xử, tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa qua văn hóa dân gian: Ca dao tục ngữ, các thành ngữ Việt Nam, văn học dân gian hội lễ dân gian... và kết quả đánh giá là bằng điểm, hoặc bằng giấy khen của nhà trường. Còn có loại thi kiến thức văn hóa ứng xử là do Đoàn Thanh niên, các Câu lạc bộ, các Thư viện chủ xướng và kết quả đánh giá thường là bằng phần thưởng vật chất.
Còn Thi thể hiện ứng xử văn hóa, thì rất phong phú nhiều hình thức khá hấp
dẫn. Ví dụ: Thi trang điểm, trang phục; thi hùng biện lời hay ý đẹp; Thi con ngoan, trò giỏi; Thi viết chữ đẹp (thi mĩ tự); Thi xử lý tình huống (sự cố); Thi đọc sách, kể sách có chủ đề ứng xử; thi cắm hoa có chủ đề ứng xử; Thi các kiểu chào, hỏi, các nghi thức ứng
xử; v.v... Các hình thức thi này thường kết hợp xen lẫn cả thi kiến thức ứng xử và hình thức ứng xử. Tổ chức các cuộc thi này thường là phối hợp giữa nhà trường, đoàn Thanh niên và cơ quan văn hóa địa phương thì kết quả tốt hơn. Đánh giá kết quả các cuộc thi này thường là bằng phần thưởng vật chất, huy chương, huy hiệu, giấy khen, tặng hoa.
* Về Diễn: ở đây, khái niệm "Diễn" vừa có nghĩa biểu diễn, trình diễn, vừa có nghĩa trưng bày. Cho nên, các cuộc diễn văn hóa ứng xử cũng có nhiều hình thức. Chẳng hạn, trình diễn văn nghệ có chủ đề ứng xử; triển lãm tranh, ảnh, hiện vật có chủ đề ứng xử; trình diễn võ thuật dân tộc; trình diễn, hoặc trưng bày, các mẫu trang phục dân tộc, các kiểu đầu tóc đẹp Việt Nam; các kiểu viết chữ đẹp, các kiểu thi pháp Việt Nam; v.v... Những hình thức "diễn" này, nếu để riêng tự lực nhà trường thì khó tổ chức được, cho nên rất cần có sự phối hợp từ nhiều phía.
* Về Viết, Vẽ: ở đây, Viết có hai loại: Viết để đăng ở báo tường của trường, lớp; viết để đưa đăng ở báo, đài. Còn Vẽ, cũng có hai loại như vậy: để trưng bày ở trường lớp và vẽ để tham dự các cuộc thi, trưng bày của các cơ quan văn hóa địa phương.