Thái độ của giáo viên, phụ huynh và vị thành viên về truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 74 - 77)

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

2.1.2.Thái độ của giáo viên, phụ huynh và vị thành viên về truyền thống dân tộc

tộc

Kết quả phân tích số liệu cho thấy 82,45% tổng số người được hỏi trả lời rất tự hào về "truyền thống dân tộc", trong đó 87,75% là học sinh VTN đồng thời cũng là tỷ lệ số người trả lời rất tự hào cao nhất so với tỷ lệ số giáo viên và phụ huynh là 77,15%. Đây là một tiêu chí quan trọng để nhận ra mức độ ảnh hưởng của truyền thống lên cuộc sống của con người hiện đại. Một thông số quan trọng nữa trong kết quả điều tra để khẳng định giá trị truyền thống vẫn còn là niềm tự hào chân chính hối thúc suy nghĩ và hành động của phần lớn người Việt Nam chúng ta, đó là qua câu hỏi thăm dò thái độ ứng xử của người được hỏi về ý thức bảo vệ tổ quốc khi độc lập nhà nước có nguy cơ đe dọa. Có tới 97,56% số người trả lời "sẵn sàng tình nguyện nhập ngũ hoặc động viên con em lên đường nhập ngũ. Số người thờ ơ với vận mệnh tổ quốc chỉ chiếm chưa đầy 3%.

Có thể nói ý thức tự tôn dân tộc và lòng tự hào về những giá trị truyền thống dân

tộc đến nay vẫn có ý nghĩa và có giá trị thiêng liêng trong các thế hệ Việt Nam.

Cũng theo số liệu của đợt điều tra có 89,86% học sinh nhận thức sâu sắc về truyền thống "học hành đỗ đạt cao"; 98,77% số người được hỏi bày tỏ lòng mong muốn con cái mình được học hành. Điều đó cho thấy hiếu học, trọng học, khuyến học vẫn là một truyền thống quan trọng của người Việt Nam mặc dù nước ta là một quốc gia đang phát triển với những chỉ số còn rất thấp về mức sống và thu nhập, có tới 86,18% đỗ đạt cao. Từ những kết quả này, chúng tôi có một số nhận định sau: Thứ nhất, truyền thống

trọng học có ý nghĩa đối với VTN trong việc hòa mình vào cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi phải có sự hiểu biết, kiến thức và động cơ học tập, đỗ đạt cao của VTN có sự khác nhau trong các gia đình có truyền thống khác nhau. Nếu VTN trong gia đình thuần nông động cơ số 1 của việc học tập là thoát ly khỏi đồng ruộng, để không phải lao động chân tay vất vả, thì động cơ số 1 của việc học tập của VTN trong các gia đình có truyền thống lao động tự do (nghề thủ công, kinh doanh có thể, v.v...) là kiếm được nhiều tiền. Còn trong các gia đình có truyền thống học hành thì động cơ số 1 của việc học tập là để có khả năng hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, là giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học, trọng học vấn có trong gia đình, dòng họ.

Gắn với truyền thống hiếu học, trọng học là truyền thống "tôn sư, trọng đạo". Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy tuyệt đại số câu trả lời theo khuynh hướng tích cực 97,89% phụ huynh học sinh muốn tới thăm thầy cô nhân ngày 20-11 trong năm để tỏ lòng ghi ơn công lao thầy cô dạy dỗ con em mình. Có tới 89,48% học sinh VTN được hỏi mong muốn bản thân là cha mẹ tới thăm thầy cô nhân ngày 20-11 và ngày tết cổ truyền; có tới 31,12% số người được hỏi đến thăm thầy cô giáo trên 2 lần trong một năm. Truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn là một giá trị truyền thống đang chi phối giá trị cuộc sống của con người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có những biểu hiện lệch lạc của một bộ phận phụ huynh VTN tới "thăm" thày cô với động cơ không lành mạnh như: xin điểm cho con cái, bao che khuyết điểm khi con cái vi phạm ở trường lớp v.v..., thậm chí có phụ huynh học sinh vì nhẹ dạ, quá nghe con đã có hành vi xâm phạm thô bạo danh dự và thân thể thầy cô giáo. Những hành vi xấu xa đó đã bị dư luận xã hội, báo chí lên án và truyền thống tôn sư trọng đạo không bao giờ cho phép bất cứ ai có hành vi tương tự như vậy đối với thầy cô. Còn về phía người thầy, để xứng đáng với vị thế xã hội cao quý đó cần biết lấy "học sinh làm trung tâm", đó mới là nền tảng bền vững của quan hệ thầy - trò và truyền thống tôn sư trọng đạo.

Một biểu hiện tích cực của truyền thống cộng đồng được nhiều người Việt Nam ngày nay vẫn quan tâm đó là đánh giá về quan hệ gia đình và ảnh hưởng tích cực của truyền thống gia đình tới định hướng giá trị của VTN. Kết quả điều tra cho thấy trong 10 tiêu chí đưa ra có 85,1% đã xếp tiêu chí "cuộc sống gia đình ổn định" vào vị trí số 1. Và đánh giá các hình thức ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của

VTN được biểu thị "gia đình có nề nếp, cư xử đúng mực" chiếm 82,33% ở tuổi VTN; 84,23% ý kiến ở giáo viên và 89,2% ý kiến ở cha mẹ học sinh. Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình thông qua hình thức "uốn nắn những hành vi sai trái" một cách thường xuyên là có ý nghĩa hơn cả chiếm tỷ lệ bình quân 85,23%. Hình thức ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến, định hướng giá trị của VTN "thông qua việc làm và lối sống gương mẫu' của cha mẹ và người lớn trong gia đình cũng rất nổi bật, chiếm 79,90%...

Đối với quan hệ cộng đồng láng giềng, truyền thống nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn (thiên tai, hỏa hoạn, cơ nhỡ, bà mẹ chiến sĩ neo đơn vẫn là khuynh hướng chủ đạo, chiếm 90,18%...

Tuy nhiên, cuộc sống theo cơ chế thị trường thời mở cửa cũng có không ít những tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống. Theo số liệu điều tra trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-02 "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tìm hiểu mục đích của sinh viên cho thấy 92,8% trả lời rằng "phấn đấu để có được địa vị xã hội là mục đích xếp thứ nhất; xếp thứ hai trong bảng giá trị là làm giàu (87,2%), trong khi đó mục đích phấn đầu để thành đạt thật sự trong chuyên môn của mình đứng ở vị trí gần cuối bảng vốn tỷ lệ 62,8%. Những con số trên đây cho ta thấy lớp trẻ ngày nay đang muốn tự tin khẳng định bản thân, đề cao giá trị cá nhân. Song một điều cũng cần thấy rõ xu hướng cá nhân hóa đang có nguy cơ ảnh hưởng tư tưởng, đạo đức, lối sống của lớp trẻ dẫn đến những con người vị kỷ, thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng xã hội và luôn chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, đồng thời trong đó cũng có một lớp người thiếu năng lực chuyên môn, tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp trong đó xã hội vẫn thiếu người tài cho nhiều lĩnh vực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong một phạm vi khuôn khổ kinh phí có hạn của đề tài, kết quả điều tra xã hội học không thể phản ánh đầy đủ hiện trạng về mối quan hệ giữa truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy với những thông tin được lượng hóa. Có thể đánh giá tổng quát mặc dù tình hình kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra có nhiều biến đổi sâu sắc, về cơ bản, những giá trị truyền thống

văn hóa tiêu biểu cho bản sắc và phẩm giá dân tộc vẫn được đại đa số con người Việt Nam tự hào và tôn trọng, phát huy trong đời sống xã hội và gia đình.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của đất nước và thời đại, những giá trị truyền thống văn hóa phải được kế thừa và phát huy theo hướng hiện đại hóa phù hợp và đáp ứng mục tiêu "dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX.

Đảng và Nhà nước ta, trên nhận thức và chủ trương đã khẳng định, trong quá trình đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa đã trở thành truyền thống dân tộc. Biết giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, lấy con người là mục tiêu động lực của sự phát triển. Đó là một bảo đảm hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của nước ta trên con đường tiến lên văn minh hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc. Kinh nghiệm quý báu của những "con rồng châu á", những thập kỷ qua, trong đó có kinh nghiệm cải cách giáo dục từ Hàn Quốc lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng. Giáo dục phổ thông (từ tiểu học, PTCS và PTTH) với phương pháp "lấy người học làm trung tâm" chính là nền tảng của việc đào tạo ra lớp người mới có năng lực và phẩm chất tốt. Bốn mục tiêu cơ bản được

xác định cho giáo dục phổ thông là "Tăng cường giáo dục đạo đức; tăng cường hiểu biết xã hội; tăng cường hiểu biết truyền thống văn hóa dân tộc và giáo dục tính sáng tạo".

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 74 - 77)