Cho thành lập và tổ chức hoạt động các loại "Nhóm câu lạc bộ"

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 85 - 88)

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

3.2.1. Cho thành lập và tổ chức hoạt động các loại "Nhóm câu lạc bộ"

Đây là một loại hình hoạt động giáo dục - văn hóa rất quen thuộc được phát triển phổ biến ở nước ta trong mấy chục năm nay. Đối với các em học sinh đang học ở trường, tin chắc là các em sẽ rất thích và do đó sẽ rất thuận lợi trong việc tổ chức loại hình hoạt

động này. Vì nhóm câu lạc bộ được thành lập dựa theo nhu cầu sở thích, sở nguyện, và nó mang tính chất tự nguyện, tự giác, không gò bó.

Hình thức "nhóm câu lạc bộ" rất linh động, như một khái niệm "mở" - có loại nhóm lớn, loại nhóm nhỏ; có loại nhóm chính thức hóa và loại nhóm phi hình thức; có những nhóm câu lạc bộ có khả năng tồn tại hoạt động tương đối lâu dài và có những nhóm chỉ có thể tồn tại hoạt động trong thời gian ngắn; danh xưng "nhóm câu lạc bộ cũng có thể được gọi theo những tên khác nhau; tổ, đội, hội, nhóm, lớp v.v... Một hình thức hoạt động khác có điều kiện thuận lợi để linh động, cơ động tổ chức loại hình hoạt động ngoài giờ này ở nhà trường. Ví dụ mỗi lớp có thể tổ chức một hoặc vài ba nhóm câu lạc bộ khác nhau. Mỗi lớp này có thể tổ chức nhóm câu lạc bộ liên thông thành viên với các lớp trên hoặc lớp dưới. Nhóm câu lạc bộ lớp này có thể tiếp tục phát triển hoạt động khi được chuyển lên lớp học lớp trên; hoặc nhập vào hoạt động với các nhóm câu lạc bộ sẵn có của lớp trên trước đây v.v...

Chức năng của nhóm câu lạc bộ thể hiện trên cả ba phương diện: Sáng tạo văn hóa, giáo dục học tập - văn hóa và trình diễn văn hóa nhằm vào mục đích chung rèn luyện nhân cách văn hóa. Điều này cũng rất phù hợp cho phép hoạt động giáo dục ngoài giờ của nhà trường có thể tổ chức ra nhiều loại nhóm câu lạc bộ để thực hiện cả việc nghiên cứu sưu tầm sáng tạo cải tiến những khuôn mẫu văn hóa ứng xử, cả việc học tập rèn luyện và cả việc thực thi trình bày những khuôn phép hành vi ứng xử mẫu mực trước đông đảo cử tọa.

Dưới đây, xin gợi ý xây dựng một số loại nhóm câu lạc bộ có nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh VTN ở các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở nước ta hiện nay:

- Nhóm câu lạc bộ du khảo, khảo cứu văn hóa ứng xử (của các dân tộc hiện đang sinh tụ trên địa bàn, quanh địa bàn mình).

- Nhóm câu lạc bộ "hiếu học", "tôn sư trọng đạo". - Nhóm câu lạc bộ văn hóa ứng xử gia đình. - Nhóm câu lạc bộ "tạo dáng cá nhân". - Nhóm câu lạc bộ "tình thương".

- Nhóm (đội, Hội) câu lạc bộ tình nguyện (xây dựng văn hóa cộng đồng, xây dựng cảnh quan văn hóa, môi trường văn hóa cộng đồng dân cư quanh địa bàn).

- Nhóm câu lạc bộ "rèn chữ, rèn người". - Nhóm câu lạc bộ vật võ truyền thống. - Nhóm câu lạc bộ du khảo "cội nguồn". - Nhóm câu lạc bộ "dân ca Việt Nam". - Nhóm câu lạc bộ "Trò chơi trí tuệ".

- Nhóm câu lạc bộ "Thẩm mĩ trang diện dân tộc".

- Nhóm câu lạc bộ (Hội những học sinh) "lời hay ý đẹp". - Nhóm câu lạc bộ "Du ca đồng quê".

- Nhóm câu lạc bộ "v.v... và v.v...".

Nói chung, mọi lớp từ trung học cơ sở đến phổ thông trung học đều có thể xây dựng các loại nhóm câu lạc bộ kể trên, hoặc còn có thể sáng tạo thêm một số câu lạc bộ khác tương tự. Tuy vậy, tùy điều kiện thời gian hoạt động ngoài giờ cho phép, ở mỗi trường có thể tùy chọn xây dựng được ít hay nhiều trong số các loại câu lạc bộ tương tự kể trên; chọn xây dựng những câu lạc bộ nào phù hợp nhất và dễ tổ chức nhất với trình độ và sở thích, sở nguyện của các học sinh trường ấy. Vấn đề này không thể áp dụng rập khuôn máy móc nơi nào cũng như nhau, và cũng không thể áp dụng theo cách lượng hóa, kế hoạch hóa, chương trình hóa bắt buộc cụ thể được. Nó còn tùy thêm nữa ở trình độ tổ chức và cơ sở vật chất để xây dựng câu lạc bộ. Có những trường có đủ các thầy, cô giỏi trình độ tổ chức hoạt động câu lạc bộ, lại có đủ cơ sở vật chất thuận tiện. Nhưng có những trường lại còn rất thiếu, yếu về các phương diện này.

Do vậy, để xây dựng thành công loại hoạt động câu lạc bộ này, chúng ta nên tiến hành đồng thời theo cả hai phương án. Một là, bản thân mỗi trường cố gắng tự lực xây dựng được vài ba nhóm câu lạc bộ nào đó mà mình thấy có thể làm được. Đồng thời, và cũng là phương án tối ưu, các trường, lớp cần phối hợp và khai thác viện trợ giúp đỡ của Đoàn Thanh niên Cộng sản, các cơ quan văn hóa, nhà văn hóa, câu lạc bộ ở địa phương

địa bàn mình. Nhờ họ giúp đỡ hướng dẫn cả về phương pháp xây dựng câu lạc bộ và cả về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động câu lạc bộ của nhà trường, của các em. Chỉ có sự phối hợp và tranh thủ viện trợ như vậy, các trường, lớp mới xây dựng được nhiều loại câu lạc bộ và hoạt động câu lạc bộ mới đạt hiệu quả đáng mong muốn.

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)