0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Cần trang bị cho học sinh những kỹ năng nào

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG (Trang 92 -118 )

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người Nó đòi hỏi phải xây dựng

3.4.3. Cần trang bị cho học sinh những kỹ năng nào

Việc giáo dục kỹ năng sống cần đi vào nhu cầu của học sinh VTN. Những nhu cầu đó phải luôn phù hợp với đòi hỏi của một nền văn hóa, một nền tảng xã hội và môi trường sống cụ thể.

Song cần nhớ rằng để đạt được hiệu quả mong muốn, giáo dục kỹ năng sống không thể thách rời nội dung chương trình giáo dục cụ thể. Ví dụ:

- Giáo dục công dân, văn học, lịch sử... - Giáo dục thể chất.

- Giáo dục phòng tránh HIV/AIDS.

- Giáo dục ngăn chặn việc sử dụng ma túy.

- Giáo dục ngăn chặn việc lạm dụng tình dục và có thai ở thành viên. - Giáo dục giới tính, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Giáo dục lòng yêu hòa bình, ngăn chặn bạo lực v.v...

Để phù hợp với nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho tuổi VTN dạy trong chương trình thử cần đi vào những kỹ năng chính sau đây:

- Kỹ năng giao tiếp tự nhận thức (tự nhận thức và tự đánh giá, lắng nghe tích cực, giao tiếp bằng lời và không lời - cảm thông).

- Kỹ năng ra quyết định (suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề...). - Kỹ năng xác định giá trị (chính kiến, thái độ, niềm tin, lòng tin, lòng chung thủy trong tình bạn, tình yêu).

- Kỹ năng kiên định (từ chối một cách cương quyết, biết rõ đúng mình và người khác, biết ứng xử với những người khác).

-Kỹ năng đặt mục tiêu: (xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, các bước đạt mục tiêu).

 Kỹ năng giao tiếp ứng xử - tự nhận thức

- Giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa các cá nhân.

. Những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng như bố mẹ, họ hàng, thầy cô giáo, v.v...

. Bạn bè đồng lứa trong và ngoài trường học.

. Những con người mà chúng gặp gỡ trong cuộc sống, bạn bè của bố mẹ, những nhà lãnh đạo địa phương, những người bán hàng, hàng xóm, láng giềng.

+ Không phải ai cũng có thể là bạn bè được nhưng bọn trẻ cần phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ, để chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường sống của chúng.

- Thiết lập tình bạn

+ ở mức độ bạn bè cùng lứa, đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Một cá nhân cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ cuộc sống, các hoạt động, niềm hy vọng. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời nhưng VTN cần phải nhận biết được tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập và phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng có lợi, thanh thiếu niên cần phải có khả năng nhận biết, để khi cần thiết, khước từ kiểu tình bạn có thể đưa chúng đến những hành vi nguy hiểm hoặc không cần thiết như uống rượu, sử dụng ma túy, ăn cắp, ăn trộm và những hành vi tình dục nguy hiểm.

- Sự cảm thông chia sẻ

Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi thanh thiếu niên phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân chúng gây ra. Điều này có nghĩa là hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chính mình và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng cách chia sẻ với những người đó hơn là lên án hoặc coi khinh họ với bất cứ lý do nào. Do vậy, cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và tự tin.

- Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè

Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè cùng lứa có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái

ngược của bạn bè cùng lứa. Bạn bè hay đồng nghiệp có thể đưa ra những đề xuất không thể chấp nhận được hoặc nguy hiểm và có thể gây sức ép buộc người khác phải chấp nhận. Bản thân cần phải dừng ngay những việc mà họ tin là sai lầm hoặc phải có khả năng bảo vệ quyết định của mình, dù cho điều này có thể làm họ sẽ bị đe dọa bởi sự chế nhạo của nhóm bạn. Đặc biệt với VTN bị sức ép để được giống như các thành viên khác trong nhóm là rất lớn. Do vậy, khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hưởng và thói quen xấu thì việc phản đối, khước từ bè bạn là một kỹ năng rất quan trọng.

- Kỹ năng xác định giá trị

Kỹ năng xác định giá trị là khả năng xác định những đức tính, niềm tin, thái độ, chính kiến nào của mình cho là quan trọng là đúng đắn giúp cho ta hành động theo phương hướng đó. Giá trị ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của mỗi người.

- Kỹ năng ra quyết định giải quyết vấn đề

Mỗi ngày một người đều phải ra nhiều quyết định, có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, tương lai cuộc đời...

Trẻ em lớn lên trong thế giới hôm nay phải đối đầu với nhiều vấn đề, thông tin, mong đợi và đòi hỏi đa dạng, phức tạp và trái ngược của bố mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nhà lãnh đạo, tôn giáo, quảng cáo, âm nhạc v.v... Những điều này thường xuyên đòi hỏi chúng phải ra quyết định phù hợp. Vì vậy cũng cần phải có khả năng phân tích một cách phê phán môi trường sống của chúng và các thông điệp phức tạp với chúng một cách dồn dập.

Tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới đòi hỏi óc tư duy sáng tạo. Điều đó rất quan trọng trong kỹ năng sống bởi vì con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ và không phải lúc nào cũng bình thường, trong hoàn cảnh đó đòi hỏi họ phải có sự lựa chọn, óc tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp.

Giải quyết vấn đề liên quan tới kỹ năng ra quyết định và cần nhiều kỹ năng khác tương tự. Nhưng chỉ có thể qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì VTN mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết để có thể có những lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà chúng phải đối đầu.

Kết luận

Trẻ VTN là khái niệm được thừa nhận về xã hội văn hóa. Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Tuổi VTN có hai hiện tượng đặc biệt khác với các lứa tuổi khác:

- Về sinh lý, đó là tuổi dậy thì và là sự mở đầu của khả năng sinh sản.

- Về thể chất, đó là sự tăng nhanh và kết thúc sự phát triển chiều cao của cơ thể. Thời kỳ VTN cũng đánh dấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội, những thay đổi về tâm lý, hướng thoát ra từ gia đình vào tập thể cùng lứa tuổi. Tuổi VTN chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con nên tâm sinh lý có những đặc điểm rất khác biệt so với các nhóm tuổi khác và chỉ xảy ra một lần trong đời. Được hiểu biết về bản thân và những kỹ năng sống rất được các em quan tâm ở lứa tuổi này.

Ngoài những kiến thức được truyền dạy trên lớp, bản thân các em đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn được học tập, được hiểu biết nhiều hơn nữa những nội dung của lĩnh vực: giáo dục giới tính (tình bạn, tình yêu và tình dục); giáo dục truyền thống văn hóa (trong giao tiếp ứng xử, nếp sống, lối sống). Điều này là hết sức cần thiết và bổ ích cho các em trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cơ bản để có thể tăng cường hơn nữa việc giáo dục những kiến thức về giới tính. Bởi vì, nếu công tác tổ chức giáo dục giới tính cho VTN trong nhà trường (với tư cách là một thiết chế giáo dục văn hóa chính quy) không tốt, không đầy đủ, chúng ta sẽ khó lường được hậu quả của lứa tuổi này mắc phải trong điều kiện xã hội đầy biến động này.

Nếu được giáo dục một cách hệ thống, chất lượng về những khuôn mẫu văn hóa, về SKSS thì trẻ VTN sẽ được trang bị những tri thức, những chuẩn mực hành vi, những kỹ năng ứng xử trong đời sống xã hội và gia đình. Nhờ những tri thức hiểu biết đó các em sẽ có thái độ đúng đắn, trong sáng, đúng mực với người thân trong gia đình, trong tình bạn, tình yêu, tình dục... và đặc biệt, các em có khả năng tự bảo vệ mình, làm chủ bản thân, làm lành mạnh lối sống cá nhân, gia đình và môi trường xã hội.

Bởi ở lứa tuổi này những di hại về tâm lý quả là sẽ nặng nề và khó khắc phục

trong tương lai cuộc đời các em sau này.

Sự quan tâm và mong muốn ở mức cao của nhà trường, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh về tăng cường hiểu biết về xã hội, hiểu biết về giá trị truyền thống văn hóa cho tuổi VTN trong trường phổ thông là rất đáng trân trọng, đó có thể được xem như một yếu tố thuận lợi cho công tác mở rộng giảng dạy kiến thức giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho các em ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến việc giáo dục chuyên môn một cách hệ thống cho giáo viên chuyên giảng dạy bộ môn này. Cần chú ý đến vấn đề viết nội dung giáo trình và số tiết sao cho phù hợp vốn lứa tuổi các em. Cũng cần tránh tình trạng giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm, không có một giáo trình chuyên môn riêng, chỉ có lý thuyết thuần túy trên lớp, thiếu trầm trọng mảng thực hành.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh VTN hiện nay trong nhà trường cần được quán triệt như một nhu cầu về "nhập thân văn hóa" của một giai đoạn đặc biệt của đời người: giai đoạn tuổi VTN, giai đoạn thường được hiểu nôm na là "tuổi nổi loạn".

Đưa giáo dục giá trị truyền thống văn hóa, dân tộc vào nội dung chính khóa giảng dạy phổ thông ở tuổi VTN là bước đi rất cần thiết, đúng hướng, là giải pháp hàng đầu hình thành, phát triển nhân cách văn hóa cho thế hệ tương lai, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và thời đại.

Kiến nghị

Để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, qua thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

1. Nên có sự thống nhất trong việc lựa chọn những giá trị truyền thống văn hóa đưa vào nội dung giảng dạy tính hợp cho tuổi vị thành niên trong nhà trường hiện nay cả phương diện lý thuyết và phương diện hoạt động ngoài giờ lên lớp.

2. Cần tạo ra một môi trường văn hóa học đường cho tuổi vị thành niên tiếp thu và cảm nhận một cách tự nhiên những giá trị truyền thống tốt đẹp, hình thành nhân cách văn hóa ở lứa tuổi các em.

3. Cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ Văn hóa - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế - các Trung tâm tư vấn Tâm lý, sức khỏe, gia đình. Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, tham vấn cộng đồng tại trường học, mở "Hòm thư tư vấn" tại trường để đáp ứng các nhu cầu của các em ở lứa tuổi này.

4. Bộ Văn hóa cần có sự hỗ trợ về tài chính, chuyên môn, nhân lực cho các hoạt động giáo dục giá trị văn hóa (chương ttình giáo dục toàn diện cho VTN trên truyền hình, sách báo, các cuộc thi, tham quan lễ hội miễn phí hoặc giảm phí...) nhằm tạo cơ hội để các em tiếp cận với các giá trị văn hóa, góp phần hình thành nhân cách văn hóa cho lứa tuổi VTN.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. A.A. Be-lich (2000), "Văn hóa học - những lý thuyết nhân học văn hóa", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

2. Emily a.Schultz và Robert H. Lavenda (2000), Nhân học, một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb CTQG, Hà Nội.

3. E.V.Xôcôlôp (1972), Văn hóa và nhân cách, Bản dịch tiếng Nga của Hoàng Vinh - Phòng tư liệu, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

4. M.J Herskovits, Nhân học văn hóa và xã hội, Bản dịch tiếng Anh của Dương Đức Tuấn - Phòng tư liệu, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

5. P.K.Bock, Nhân học văn hóa hiện đại, Bản dịch tiếng Anh của PGS Từ Chi. Phòng tư liệu, Trường Đại học văn hóa, Hà Nội.

6. J.H.Fichter (1973), Xã hội học, Nxb Sài Gòn, Bản dịch tiếng Anh của Trần Văn

Đỉnh.

7. Joa chim Matthes (1994), Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu của

con người - xã hội, Chương trình KX-07, Phòng tư liệu Viện KHGD, Hà Nội.

8. J.Sêpanxki (1969), "Văn hóa", Những khái niệm cơ bản của xã hội học, Bản dịch tiếng Nga của Hoàng Vinh, Phòng tư liệu, Trường Đạ học Văn hóa, Hà Nội.

9. Đào Duy anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 10. Toan ánh (1969), Phong tục Việt Nam, Nhà sách khai trí, Sài Gòn.

11. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (1986 - 2000), "Một số Văn kiện của Đảng về

công tác tư tưởng - văn hóa", Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.

12. Báo Giáo dục và thời đại. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Đỗ Lộc Diệp (2001), Báo cáo tổng hợp của chuyên đề KH-XH 06-09 Chuyên đề: "Văn hóa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các trung tâm chính của nó", Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Lê Quý Đức (1995), "Những giải pháp phát huy vai trò của văn hóa gia đình đối

với quá trình nhập thân văn hóa của trẻ em", Thông tin công tác khoa giáo, (số 6).

19. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết

hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (1998), Văn hóa và Giáo dục - Giáo dục và văn hóa, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

21. Trần Đình Hượu (1994), Đến Hiện đại từ truyền thống, chương trình cấp nhà nước

KX-07, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của xã hội Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Phan Huy Lê (chủ biên) (1995), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình KX-07-02, Hà Nội.

25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập III, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Hà Nội.

27. Nhiều tác giả (1999), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

28. Nguyễn Phan Quang (1994), Có một nền đạo lý Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Hà Nhật Thăng (1996), Tổ chức hoạt động giáo dục ở Trường trung học cơ sở, Nxb

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG (Trang 92 -118 )

×