Khuôn mẫu ứng xử trong môi trường nhà trường

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 38 - 42)

Đến học ở trường thì có thầy có trò, có bạn trai bạn gái, có giờ học giờ chơi, có sách vở giấy bút, có quy chế nội quy, có cảnh quan trường, lớp, v.v... mọi quan hệ đó đều cần có những khuôn mẫu ứng xử đúng đắn.

Nhớ lời Bác Hồ dạy, trong tác phẩm "Đời sống mới", với những giá trị truyền thống văn hóa đó vẫn còn vang vọng đến tận bây giờ. Xin được trích dẫn một đoạn của Bác viết:

..."Trong một trường học, các thầy (cô) nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực.

Các trò nên đua nhau học. Đồng thời, biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật. Từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà.

Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ.

Phải dùng những lời lẽ giản đơn, những thí dụ thiết thực mà giải thích: dân chủ là gì, tự do là gì, thuộc địa là gì... Vì sao ta phải kháng chiến. Họ có thể làm được những việc gì để giúp đỡ kháng chiến. Nên giữ bí mật thế nào, đề phòng Việt gian thế nào. Nên giúp đồng bào tản cư thế nào. nên giúp bình dân học vụ thế nào, v.v...

Cố nhiên, trong lúc dạy, chớ nên làm cho học trò có tư tưởng vị quốc như bọn phát xít; vị quốc nghĩa là chỉ biết yêu trọng nước mình mà khinh ghét nước người... Nói tóm lại: Trong chương trình học, phải trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ, mà giáo dục thực dân còn để lại.

Hơn nữa, phải khuyên học trò tham gia việc tăng gia sản xuất. Điều này cũng quan trọng lắm. Một là làm cho họ biết kính trọng sự cần lao. Hai là tập cho họ quen khổ. Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội. Bốn là có ích cho sức khỏe của họ. Đại khái đời sống mới của một trường học là như thế.

Lớp này nên thi đua với lớp khác, trường này với trường khác, làm cho học trò thêm hăng hái" [26, tr. 102].

Đi vào những quan hệ ứng xử ở trong nhà trường của các em học sinh phổ thông nên có những khuôn mẫu ứng xử cụ thể như sau:

* Với thầy giáo, cô giáo: Thông qua nhiều kiểu hành vi ứng xử tốt đẹp để thể hiện truyền thống: uống nước nhờ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây; tôn sư trọng đạo, "nhất tự vi sư, bán tự vi sư".

Lễ phép kính trọng chân thành ân cần với thầy, cô đã dạy, đang dạy cho mình và bạn học mình.

Cách thức ứng xử "tôn sư trọng đạo" ngày nay có khác xưa. Nhớ ơn và tôn trọng, kính trọng "Thầy" - không "Thầy" đố mày làm nên - ngày nay đã có một ý nghĩa rộng lớn hơn xưa nhiều. Các em sau này "làm nên" là nhờ có công lao của tất cả các thầy giáo, cô giáo, các thầy, cô đã đang và sẽ giảng dạy cũng như phục vụ việc giảng dạy, học tập cho các em, chứ không phải duy chỉ nhờ một thầy (ngày xưa không có cô giáo) như việc học ngày xưa. Do vậy, thái độ tôn sư trọng đạo ngày nay phải là trân trọng, kính trọng, nhớ công ơn, đền đáp công ơn đối với tất cả các thầy giáo, cô giáo đã trải qua trong cuộc đời mình. Thái độ tôn sư trọng đạo ngày nay cần được thể hiện hành vi ứng xử đúng mực, đúng khuôn phép trên cả mấy phương diện như:

- Tôn trọng, kính mến, lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo - thể hiện trong hành vi chào, hỏi, chúc mừng, thăm hỏi, nghe thầy, cô giảng dạy. Tùy theo tuổi tác, có thể coi thầy, cô như cha, mẹ, hay như anh cả, chị cả của mình.

- Với việc học thầy - ở trong lớp, chấp hành nội quy của lớp. Nghiêm túc, chăm chú tập trung lắng nghe để thấu hiểu hết những kiến thức và những giáo huấn thầy, cô giảng dạy. Ghi chép cẩn thận đàng hoàng, chú ý rèn chữ như rèn người, vì nét chữ cũng là nét người. Với các môn học ngoài giờ, hoạt động lao động, thể thao,... cũng phải học, tập và làm đầy đủ, nghiêm túc. Về nhà, phải chăm chỉ ôn tập, kiên trì tự lực đào sâu suy nghĩ. Quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao, không ỷ lại trông chờ may rủi, không có ý thức trung bình chủ nghĩa, không chịu để thua kém ai trong tất cả các môn học và công việc rèn luyện tu dưỡng. Cần mẫn tìm tòi đọc thêm sách thư viện. Đồng thời cũng nên học hỏi noi theo những gương tốt, mẫu mực của các thầy, cô về tư cách, đạo đức, khí phách, lao động trí óc,... để mình rèn luyện bản lĩnh cá nhân của mình. Tất cả như thế, vừa là giữ vững, phát huy truyền thống hiếu học chăm tu dưỡng của con người Việt Nam, vừa là để giúp vào đời lập nghiệp vững vàng, và cũng vừa là để nhớ ơn, đền công ơn và

làm thêm rạng danh công lao của các thầy, cô đã giảng, dạy, dẫn dắt mình. Truyền thống "tôn sư trọng đạo" ngày nay phải là như vậy. Tôn sư trọng đạo ngày nay không nên và không phải chỉ là sự quan tâm ứng xử vật chất với thầy, cô.

+ Với cảnh quan nhà trường: Tuổi đi học là tuổi đẹp nhất trong đời. Khi rời

trường, không ai không nhớ nhung, lưu luyến cái "mái trường" đã từng giáo dưỡng, dạy dỗ mình. Những cái để nhớ đó là: nhớ thầy, cô; nhớ bạn học (đồng môn); nhớ cảnh trường, cảnh lớp.

Nhớ cảnh trường - ấy là nhớ đến toàn bộ khung cảnh nhà trường, ở đó có cổng trường, các ngôi nhà, sân trường, cột cờ, sân chơi, cây cảnh, v.v... Cả đến những bàn ghế ngồi học, những tiếng trống trường, những tiếng vui đùa khi ra chơi, cười nói nhộn nhịp khi tan trường, v.v... đều để lại kỷ niệm lưu luyến trong ký ức nhớ nhung của mỗi người đi học. Để khỏi phải ân hận, mang tiếng phụ bạc, khi đến trường mỗi học sinh phải quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản, góp công sức bảo vệ và xây dựng cảnh quan nhà trường, bảo vệ an ninh trật tự nhà trường - để trường mình ngày càng thêm xanh - sạch - đẹp - an toàn, trật tự.

ở tuổi trẻ, làm sao tránh khỏi được sự nô đùa, vui nghịch, nhưng không nên để cho những hành vi đùa, nghịch đó dẫn đến mức nghịch ngợm, phá phách ảnh hưởng bất lợi đến cảnh quan và thanh danh nhà trường. Đừng để cho miệng đời mặc cảm xếp học trò vào hạng với ma, quỷ (nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò) như đã từ lâu thiên hạ đàm tiếu đánh giá xấu học sinh.

+ Với bạn học: Cùng vào Đảng, chúng ta có Đồng chí. Cùng một quê hương,

chúng ta có Đồng hương. Cùng vào cửa học, chúng ta có đồng môn - những bạn cùng học với mình, với nhau. Trong bạn học, tất có người thân kẻ sơ, có bạn tiếp xúc nhiều ít khác nhau, song đã là đồng môn, bạn học đều phải có thái độ xử sự đúng mực với nhau tất cả, từ việc học, việc chơi, đến việc giúp đỡ nhau bảo vệ nhau chính đáng trong những trường hợp khó khăn, hoạn nạn.

Trong học tập, đã là bạn học với nhau, cùng thầy cùng trường với nhau thì phải giúp nhau tận tình, chân tình, vô tư; không để cho bạn mình học kém, lười nhác, trốn học, bỏ học. Cần biết ray rứt khi bạn học của mình, có người bị khiển trách về học tập cũng như

về tư cách, đạo đức; cùng nhau tìm cách giúp đỡ để bạn ấy trở thành người học trò tốt. Có kế hoạch để bạn học giỏi giúp đỡ bạn học kém, để học hỏi kinh nghiệm học tập của nhau.

Trong quan hệ cần thái độ chân thật, đoàn kết, không bài xích, chia bè chia cánh. Quan hệ với bạn trai hay bạn gái phải có thái độ lịch sự, không thô lỗ, trong sáng hồn nhiên, bình đẳng. Đối với bạn gái cần phải lịch sự, tế nhị. Quan hệ bạn bè phải giữ gìn cho nhau; không làm điều gì để nhà trường và gia đình lo lắng, khiển trách. Chơi với nhau phải có thái độ cao thượng, không cố chấp xét nét, phải khoan dung, không trịch thượng, không "mượn gió bẻ măng", "dậu đổ bìm leo" v.v...

Trong số bạn học, có thể có những bạn gặp cảnh hoạn nạn hay tật nguyền, mình phải xót xa và cùng nhau giúp đỡ tích cực, chia xẻ khó khăn, để bạn mau chóng vượt qua và vẫn học tốt.

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)