Cơ sở xác định nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 25 - 32)

a) Nội dung cốt lõi của một nền văn hóa, theo đó là một truyền thống văn hóa của một dân tộc, như mọi người đã biết, đó là hệ thống giá trị văn hóa của chính dân tộc đó. Truyền thống văn hóa không phải là bất biến. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình vận động, qua nhiều thử thách và tuyển chọn, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Dù xuất phát từ nguồn nội sinh hay nguồn ngoại sinh, dù do tự nguyện hay có thể là do cưỡng bức áp đặt, nhưng tất cả đều trải qua một quá trình thử thách, tuyển chọn, đánh giá tích cực của những con người đương thời, họ muốn chiếm dụng và truyền lưu; để rồi những con người hiện nay coi đấy là những di sản văn hóa của dân tộc mình, tiếp nối tuyển chọn, tôi luyện, chiếm dụng và muốn truyền lưu tới thế hệ kế tiếp. Do vậy, việc giáo dục giá trị

truyền thống cho lứa tuổi vị thành niên là hết sức cần thiết, nhưng không phải giáo dục theo kiểu "về nguồn", trở lại hay "tìm về cội nguồn".

Với các em vị thành niên lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách văn hóa, các em chưa phải "can lỗi" đánh mất truyền thống, dẫm đạp truyền thống, vọng ngoại hay bài ngoại văn hóa một cách mù quáng. Nếu có, chẳng qua đó chỉ là do học đòi theo những người lớn không gương mẫu, không hiểu hay không thấm nhuần giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam. Lỗi ở người lớn chúng ta chưa chú trọng giáo dục đến nơi đến chốn những giá trị truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ các em. Giải trình như vậy, để có ý nói rằng, mục đích giáo dục giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam cho các em vị thành niên ở nhà trường là rất khác với giáo dục cho người lớn, nhất là những người lớn không đàng hoàng thiếu gương mẫu. Các em không phải là đối tượng phải "giáo dục lại". Cần phải giáo dục mới cho các em thấu hiểu sâu và đúng đắn những mặt tích cực của giá trị truyền thống văn hóa. Cũng phải phân tích cho các em thấy được những mặt hạn chế, không phù hợp điều kiện xã hội mới ở nước ta hiện nay. Đồng thời còn phải giáo dục cho các em cả về phương pháp lựa chọn, định hướng giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam phù hợp, tiếp nối trong điều kiện xã hội nước ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa bước vào thế kỷ XXI.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho các em không phải nhằm mục đích "sưu tầm đồ cổ", cũng không phải để các em "về nguồn" hay "đi tìm cội nguồn", mà chủ yếu phải là để cho thế hệ tiếp sau người lớn hôm nay tránh khỏi "đứt đoạn truyền thống văn hóa" và cũng tránh khỏi cả việc bảo thủ cố chấp những giá trị văn hóa truyền thống không còn hợp thời. Để cho giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam bị "đứt gánh giữa đường" là có tội lớn với đất nước. Còn việc bảo thủ cố chấp, làm cản trở bước phát triển của truyền thống văn hóa tốt đẹp, cũng là có tội với đất nước. Do vậy, ở đây phương pháp định hướng - giá trị cho các em là vô cùng quan trọng.

b) Những giá trị truyền thống đang hiện diện trong cuộc sống hôm nay thông qua nhiều hệ thống di sản văn hóa dân tộc: hệ thống các tác phẩm văn học, nghệ thuật, lịch sử, khoa học xã hội, nhân văn,...; hệ thống các nhân cách văn hóa lớn; hệ thống các khuôn mẫu văn hóa đậm thuần phong mĩ tục dân tộc; hệ thống những di tích lịch sử - văn

hóa; hệ thống những di sản văn hóa dân gian; v.v... Đây là những đối tượng sử dụng tốt nhất trong việc giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho mọi người nói chung và cho lứa tuổi vị thành niên ở học đường nói riêng. Mỗi loại di sản có những tính năng, tác dụng riêng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra những biện pháp sử dụng phù hợp và hữu hiệu với từng đối tượng giáo dục.

Hệ thống tác phẩm văn hóa rất phong phú, đa dạng. Nó có khả năng cung cấp tri thức và tác động cảm xúc tích cực về giá trị truyền thống văn hóa bằng con đường học, đọc, nghe, xem, chơi. Các tác phẩm văn hóa đã có sự lựa chọn, định hướng giá trị đạt trình độ cao, có tầm khái quát và tầm chuẩn mực cao. Nó là một loại đối tượng sử dụng giáo dục tối ưu cho mọi đối tượng công chúng đủ điều kiện thực hiện việc học, đọc, nghe, xem, chơi với nó.

Hệ thống những di tích lịch sử - văn hóa cũng rất nhiều, có ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Nó có khả năng giáo dục tri thức và cảm xúc tích cực về truyền thống văn hóa dân tộc bằng con đường gián tiếp (qua nghe đài, nghe kể, xem sách, báo, tranh ảnh), nhưng mạnh nhất, tối ưu là bằng con đường tham quan khảo sát trực tiếp. Tầm tuyển lựa, định hướng giá trị cũng như tầm khái quát, tầm chuẩn mực giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa cũng đã đạt đến trình độ cao trong lịch sử đương thời. Nó là một đối tượng sử dụng giáo dục tối ưu cho mọi đối tượng công chúng nào có đủ điều kiện thực hiện việc tham quan khảo sát trực tiếp với các bảo tàng trong nhà, bảo tàng ngoài trời, các di tích lịch sử - văn hóa, nhà truyền thống, nhà lưu niệm...

Cũng là những di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc, các nhân cách văn hóa lớn ở nước ta, kể cả ở thời quá khứ và những nhân chứng lịch sử thời đại Hồ Chí Minh, là một kho tàng quý báu những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Những nhân cách văn hóa lớn chính là nơi đã có tầm tuyển lựa, khái quát, chuẩn mực và định hướng giá trị rất cao, cả cho hiện nay và lâu dài mai sau. Đây cũng là một đối tượng sử dụng tốt cho những đối tượng giáo dục nào có điều kiện thực hiện bằng con đường gián tiếp (đọc tiểu sử, lịch sử, hồi ký, nghe kể chuyện, xem phim tài liệu Việt Nam - đất nước - con người, v.v...) và con đường trực tiếp gặp gỡ danh nhân.

Hệ thống những di sản văn hóa dân gian và những khuôn mẫu văn hóa lại còn phong phú, đa dạng hơn nữa. Nó đang hiện diện, hiện hành trong thực tế cuộc sống, trực tiếp ngay trên từng cộng đồng dân cư. Tầm chuẩn mực, khái quát và định hướng - giá trị của những loại di sản văn hóa này có thể chưa đạt tới trình độ cao như những loại di sản kể trên, nhưng nó lại rất đậm tính nhân văn, dân tộc, đại chúng. Đây là những đối tượng sử dụng rất đáng được quan tâm khai thác để giáo dục phổ cập truyền thống văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân quần chúng.

Hai loại - Di sản văn hóa dân gian và khuôn mẫu văn hóa - có những đặc trưng riêng khác nhau về tính năng, tác dụng giáo dục giá trị truyền thống văn hóa. Văn hóa, nghệ thuật dân gian có khả năng giáo dục truyền thống văn hóa qua con đường nghe, xem, chơi và bằng những biện pháp giáo dục thẩm mĩ. Còn những khuôn mẫu văn hóa thì có khả năng giáo dục truyền thống văn hóa qua con đường thực thao hành vi ứng xử và bằng những biện pháp xây dựng thành nếp sống văn hóa.

c) Để giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lớp người vị thành niên ở học đường, cụ thể là những học sinh trường phổ thông cấp II, cấp III của nước ta, chúng ta có thể khai thác sử dụng tất cả các loại di sản văn hóa kể trên. Tuy nhiên, phải tùy theo đặc điểm của lứa tuổi và điều kiện học tập ở trường, tùy đặc điểm từng trường của từng địa phương lứa tuổi học sinh này ở nước ta hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu sử dụng những biện pháp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cho các em thế nào cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực.

Thực tình ai cũng vậy, lĩnh vực nào cũng quan trọng. Ngoại trừ những môn khoa học cơ bản đương nhiên phải học, như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngôn ngữ, Tâm lý, Ngoại ngữ, Chính trị, v.v... thì các lĩnh vực khác về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, v.v... ai cũng muốn lĩnh vực của mình được xây dựng thành một môn học chính khóa đàng hoàng gồm hàng chục bài với hàng chục tiết học, có cả chính khóa và phụ khóa, có cả lý thuyết và thực hành, bài tập, để rèn luyện giáo dục cho các em thấm nhuần sâu sắc vững vàng trước khi vào đời. Bởi các em đang tuổi cần được giáo dục toàn diện để hình thành nhân cách phát triển toàn diện, đủ tất cả các tố chất Đức, Trí, Thể, Mỹ, Năng lực, Kỹ năng sống v.v...

Lĩnh vực văn hóa càng quan trọng không kém, nhất lại phải nhấn mạnh vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Bởi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển xã hội; chúng ta chiến thắng bao kẻ thù mạnh gấp bội là nhờ có truyền thống văn hóa Việt Nam; chúng ta cũng cần phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, v.v... Theo đó, lĩnh vực văn hóa rất đáng mong muốn được xây dựng thành một môn học "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam", đồng hành với các môn "Giáo dục công dân", "Giáo dục đạo đức", "Giáo dục pháp luật", "Giáo dục thể chất", v.v... để dạy cho các em học sinh cấp II, cấp III. Nước ta có đủ khả năng để xây dựng một môn học đặc trưng "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" chính khóa, đàng hoàng, không kém gì các môn học về văn học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, v.v... Nước ta trong lúc đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, v.v..., do vậy, cũng đang rất cần "giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" cho các em vị thành niên, những người làm chủ tương lai ở thế kỷ XXI, đủ sức mạnh chống tình trạng "đứt đoạn truyền thống văn hóa Việt Nam" nếu xảy ra.

Thực lòng mong muốn và thực tế cần thiết đáng là như vậy. Song, trong phạm vi của đề tài này, hơn nữa trong thực tế hoàn cảnh học tập của các em học sinh hiện nay, chưa cho phép đặt ra thêm một môn học chính khóa về "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" với đầy đủ nội dung toàn diện đích thực của nó, để giảng dạy và để học tập cho các em học sinh cấp II, III. Chỉ hy vọng rằng, ước mơ xây dựng môn học "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" sẽ được hiện thực hóa để giảng dạy và học tập, cả cho học sinh phổ thông và sinh viên đại học, trong những năm tương lai gần đây nhất. (Nếu được bàn luận thêm ngoài lề, xa hơn chút nữa, chúng tôi có cảm nhận là nên sắp xếp lại cho hợp lý, thiết thực, các môn học có nội dung về "văn hóa" hiện đang được giảng dạy và học tập ở một số trường đại học xã hội - nhân văn - văn hóa - nghệ thuật. Chúng ta đang có nhiều phần trùng lặp nhau, nội dung bàng bạc. Chúng ta đã có khá nhiều môn về văn hóa học, lý luận văn hóa, văn hóa phương Đông, cơ sở văn hóa Việt Nam, đường lối văn hóa, xã hội học - văn hóa, v.v... chiếm thời lượng dạy và học hơn hai trăm giờ, chưa kể giờ viết tiểu luận, trong lúc đó chưa có một giờ nào cho một môn nào về "Giáo dục

truyền thống văn hóa Việt Nam" đích thực, để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam).

Trở lại với thực tại giáo dục cho các em học sinh cấp II, III. Hiện nay các em đang bị quá tải, học quá nhiều môn. Trên vai các em đang mang quá nhiều sách và vở đủ cho rất nhiều môn phải học. Về nhà, các em học "hết nổi", có nhiều môn phải chịu học qua loa, nhất là những môn được các em xếp vào hàng "không quan trọng", "không phải môn chính". Những môn nào nặng về "lý luận quá", trừu tượng quá, các em càng ít muốn học. ở trường, vì mới bổ sung thêm quá nhiều môn, nên thời khóa biểu hay bị kẹt, có lúc phải tăng giờ học, hoặc có môn bị xếp giờ xếp lịch ép, có nhiều môn mới quá chưa có hoặc chưa đủ thầy dạy, v.v... Trong hoàn cảnh như vậy, nếu bây giờ phải xếp thêm vào một môn lý luận "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" nữa, sợ e không thể thực hiện nổi. Nó sẽ làm tăng thêm sức ép, chồng thêm lên mức quá tải cả cho các em và cả cho nhà trường. Muốn cố chen vào kỳ được cũng không còn chỗ để chen. Muốn đẩy môn khác ra để đưa môn này vào lại càng vô lý. Chi bằng hợp tình hợp lý nhất lúc này, nên đưa môn "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" xếp vào Chương trình môn giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Cũng còn những lý do khác nữa, khái niệm "Văn hóa" cũng như "truyền thống văn hóa" đang là một khái niệm rất co giãn. Nó có thể được khái quát hóa lên ở tầm độ rất cao, với mức lý luận trừu tượng rất lớn, và cũng có thể được chi tiết hóa ở/vào những hiện tượng, hành vi rất nhỏ. Trong thực tế ngôn ngữ thông dụng ở nước ta hiện nay, khái niệm văn hóa có thể được xếp vào nhiều hạng sử dụng. Văn hóa được coi như một nền

văn hóa - (Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc...). Văn hóa cũng được gom lại

thành một Ngành văn hóa - (khác với các ngành khác như Thông tin, Giáo dục, Khoa

học, Thể thao, v.v...). Văn hóa lại còn được coi như một tính từ, làm định ngữ - (con

người có văn hóa, nhân cách văn hóa, nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, ấp, xóm văn hóa, khu phố văn hóa, chợ văn hóa, thuyền văn hóa, v.v... và v.v...). Văn hóa cũng hay được dùng để nói lên trình độ giỏi, điêu luyện, đặc sắc của một lĩnh vực nào đó - (văn hóa ẩm thực, văn hóa chơi, văn hóa rượu, văn hóa quản lý, văn hóa kinh doanh, v.v...). Giữa "văn hóa truyền thống" và "truyền thống văn hóa" cũng hay được hiểu rất co giãn, nội dung khái niệm còn nhiều điều nhập nhùng, bàng bạc, khó xử. Các cụm từ khác về văn

hóa, như "Văn hóa thể thao", "Thể thao văn hóa"; "Văn hóa gia đình", "Gia đình văn hóa"; Văn hóa làng", "Làng văn hóa"; v.v... và v.v... cũng có tình trạng như vậy. Do đó, nếu chưa giải mã rành mạch được các khái niệm văn hóa này, thật khó lòng đưa vào cho các em học về văn hóa, về truyền thống văn hóa hay văn hóa truyền thống,... có thể làm cho các em thêm rối rắm, khó tiếp nhận đầy đủ, chính xác.

Nhưng qua những điều giãi bày ở trên, cũng cho thấy một số điều thú vị, khả dĩ giúp xác định cụ thể nội dung giáo dục truyền thống văn hóa cho các em học sinh. Khi nói đến văn hóa hay truyền thống văn hóa, nên giải thích chia ra thành hai bình diện: Văn hóa ở bình diện lý thuyết và văn hóa ở bình diện thực hành. Cũng như lĩnh vực "đạo đức" - có đạo đức học ở bình diện lý thuyết và có hành vi đạo đức ở bình diện thực hành. Đối với lĩnh vực "Pháp luật" cũng vậy - có pháp luật học ở bình diện lý thuyết, và có văn bản pháp luật, hành vi pháp luật,... ở bình diện thực hành, v.v...

Trở lại với văn hóa là truyền thống văn hóa. ở bình diện lý thuyết văn hóa học, có biết bao nhiêu nguyên lý, lý luận, định nghĩa, phương pháp luận tiếp cận với văn hóa và

Một phần của tài liệu luận văn giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)