nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao, bƣớc đầu xây dựng đƣợc những thƣơng hiệu mạnh hoạt động ở một số lĩnh vực mà Quân đội có tiềm năng, nhƣ: viễn thông, bay dịch vụ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, xây dựng, khai thác khoáng sản,… Các DNQĐ, nhất là các doanh nghiệp đứng chân trên các địa bàn chiến lƣợc đã kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, góp phần quan trọng vào ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, phân bố lại cơ cấu kinh tế, dân cƣ, xóa đói giảm nghèo, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Theo tổng hợp của Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), trong năm 2012, khối doanh nghiệp quân đội (100% vốn Nhà nƣớc) có doanh thu tăng 11%, lợi nhuận tăng 27%, nộp ngân sách Nhà nƣớc tăng 24% so với năm 2011. Các doanh nghiệp có quân đội góp vốn cũng đạt mức tăng trƣởng cao hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề.
Nhiều ngƣời còn có quan niệm cho rằng, doanh nghiệp quân đội có lợi nhuận cao, doanh thu lớn là do đƣợc bao cấp, “nƣớc sông, công lính”, nhƣng thực tế không phải nhƣ vậy. Các doanh nghiệp quân đội đều bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp, không hề đƣợc ƣu tiên, thậm chí còn không đƣợc tham gia một số dự án có sự tham gia tài trợ của quốc tế. “Bí quyết" khiến những doanh nghiệp quân đội kinh doanh tốt chính là tính kỷ luật, cách dùng ngƣời và phát huy đƣợc vai trò, sức mạnh của công tác Đảng - công tác chính trị.
Quân đội tham gia xây dựng kinh tế, trực tiếp tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan, là bƣớc phát triển mới của quốc sách “ngụ binh ƣ nông” trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Các doanh nghiệp quân đội không những tạo ra sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động mà còn góp phần gìn giữ tiềm lực quốc phòng. Nếu có chiến tranh xảy ra, các doanh nghiệp này có thể chuyển ngay thành các trung đoàn, lữ đoàn, sƣ đoàn, binh đoàn, có thể tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu đƣợc ngay.