việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn (chẳng hạn nhƣ kỹ thuật, vốn, hệ thống phân phối, thƣơng hiệu, bằng phát minh sáng chế nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ…). Mối đe dọa từ các đối thủ nhập ngành tiềm năng giới hạn tổng lợi nhuận của ngành vì công suất sản xuất mới do chúng mang theo vào cuộc cạnh tranh nhằm chiếm thị phần đã kéo lợi nhuận giảm xuống.
Mối đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tƣơng đƣơng với các sản phẩm, dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành. Ngay trong nội bộ ngành, sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thê. Sự hiện diện của của sản phẩm thay thế sẽ giới hạn mức giá mà các đối thủ đƣa ra thị trƣờng.
Mối đe dọa từ các đối thủ trong ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép lên ngành, tạo nên một cƣờng độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ: Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trƣởng, số lƣợng đối thủ cạnh tranh…; Cấu trúc ngành: Ngành tập trung hay phân tán (Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhƣng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại, Ngành tập trung là ngành chỉ có một hoặc vài doanh nghiêp nắm giữ vai trò chi phối, có thể coi là độc quyền); Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống nhƣ các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tƣ, ràng buộc với ngƣời lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder), các ràng buộc chiến lƣợc, kế hoạch. Cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ làm giảm lợi nhuận do nó đòi hỏi chi phí cạnh tranh cao hơn (ví dụ chi phí cao hơn cho