Nhóm này bao gồm các nhân tố chủ yếu sau:
- Điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng: Các điều kiện tự nhiên bao gồm
diện tích đất đai, địa hình, khí hậu, tài nguyên… Kết cấu hạ tầng (hạ tầng vật chất – kỹ thuật và hạ tầng xã hội) bao gồm hệ thống giao thông, mạng lƣới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục - đào tạo… Các nhân tố này ảnh hƣởng rất lớn đến các yếu tố đầu vào, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và giá cả của sản phẩm, tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thƣờng và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lƣợng tốt. Điều đó đòi hỏi có sự đầu tƣ đúng mực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Kinh tế: GDP, tốc độ tăng trƣởng, sự ổn định của nền kinh tế, sƣ ổn định của giá cả, tiền tệ, tỷ giá hối đoái, tình trạng lạm phát, thất nghiệp… Tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng đến kinh doanh và qua đó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Kỹ thuật-công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hƣởng mạnh và trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ bao gồm phƣơng pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng… Các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
- Chính trị - pháp luât - chính sách: Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống
luật pháp, chính trị, thể chế, chính sách… nghĩa là các yếu tố có ảnh hƣởng và liên quan đến các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng nhƣ toàn bộ