a) Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại càng cao có nghĩa là ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. công thức tính:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ∗ 100%
b) Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ này cho thấy 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn có khả năng bị mất, không thu hồi về được nếu hệ số này càng cao thì ngân hàng đối mặt rủi ro càng lớn.
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑐ó 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑚ấ𝑡 𝑣ố𝑛 = 𝑁ợ 𝑐ó 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑚ấ𝑡 𝑣ố𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ ∗ 100%
c) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ này cho thấy cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng được trích lập dự phòng rủi ro. Từ đó, có thể thấy được khả năng bù đắp của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra là cao hay thấp. Công thức tính:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
17
d)Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Khi các chỉ tiêu này lớn chứng tỏ ngân hàng có thể chủ động trong việc bù đắp rủi ro, tránh cho ngân hàng khỏi việc mất khả năng thanh toán khi RRTD xảy ra và ngược lại.
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑏ù đắ𝑝 𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷
𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 ∗ 100%
đ)Lãi treo / Tổng dư nợ
Lãi treo là số tiền khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo càng lớn thì quỹ dự phòng lãi phải thu càng cao. Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết RRTD vì lãi không thu được thông thường sẽ dẫn đến mất vốn. Trên thực tế đa số các NHTM thay tỷ lệ này bằng các tỷ lệ lãi suất đầu ra để so sánh với lãi phải thu.
𝐿ã𝑖 𝑡𝑟𝑒𝑜 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ = 𝐿ã𝑖 𝑡𝑟𝑒𝑜
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ∗ 100%
e) Tỷ lệ xóa nợ ròng
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi.
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑥ó𝑎 𝑛ợ 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑋ó𝑎 𝑛ợ 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
Xóa nợ ròng = Dư nợ các khoản vay - giá trị các khoản thu đã xóa vì rủi ro bù đắp thiệt hại