Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 76)

Hệ số vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.

Vòng vay vốn tín dụng năm 2011 là 0,88 vòng đến năm 2012 giảm đi còn 0,76 vòng. Nguyên nhân do trong giai đoạn này tình hình chung của nền kinh tế đang chịu tác động của lạm phát cùng với những khó khăn xảy ra với địa phương làm các đối tượng vay vốn làm ăn không đạt hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay nên thu nợ giảm, dư nợ bình quân tăng.

Chỉ tiêu này trong năm 2013 là 0,98 vòng, trong 6 tháng đầu năm 2014 là 0,59 vòng tăng so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 0,43 vòng. Đây là chiều hướng tốt cho Chi nhánh với doanh số thu nợ tăng và dư nợ bình quân có xu hướng giảm. Do tình hình sản xuất kinh doanh đạt những hiệu quả nhất định tạo ra thu nhập cùng với việc Chi nhánh áp dụng những chính sách hợp lý trong công tác thu nợ làm nợ quá hạn liên tục giảm đây là kết quả khả quan cho hoạt động cho vay của Chi nhánh cần phát huy hơn. Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh nhỏ hơn 1 cho thấy đồng vốn quay chậm do khách hàng chủ yếu sản xuất mùa vụ thường là từ 12 tháng trở lên.

4.4.3 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng VHĐ vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động đối với ngân hàng không

65

được vượt quá 80%. Nếu tỷ lệ này quá cao ngân hàng có thể gặp rủi ro về thanh khoản hoặc cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại nếu tỷ lệ này quá thấp có thể ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động năm 2012 đạt 1,02 lần tức cứ 1,02 đồng dư nợ có 1 đồng huy động vốn tham gia trong khi đó năm 2011 là 0,96. Trong năm 2012 cả vốn huy động và dư nợ đều tăng trong đó vốn tiền gửi trên 12 tháng cũng tăng nên đảm bão được nguồn vốn cho Chi nhánh đầu tư vào cho vay dù tỷ lệ này cao nhưng không gây nên rủi ro trong thanh khoản, nhưng vốn huy động vẫn không đáp ứng đủ vốn vay Chi nhánh phải nhận vốn từ Hội sở và nguồn vốn này có chi phí cao hơn vốn huy động ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nên vẫn được hạn chế.

Sang năm 2013 tỷ lệ này giảm còn 0,81 lần (gần 80,62%) nằm trong mức an toàn cho thấy Chi nhánh đã sử dụng vốn hiệu quả, vốn huy động cao hơn tổng dư nợ cho thấy công tác thu hồi nợ trong năm tốt. Điều này cho thấy, ngân hàng tạo được cân bằng giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này để nâng cao lợi nhuận cũng như sự tự chủ về nguồn vốn trong những năm tới.

Song so giữa 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động chỉ đạt 1,02 lần trong khi đó cùng kì năm trước là 1,60 lần do vốn huy động tăng và dư nợ giảm cho thấy công tác thu nợ tốt bởi DSCV tăng. Do huy động được nguồn tiền gửi lớn hơn 12 ngày càng nhiều chủ động được nguồn vốn của mình nên Chi nhánh có thể tăng cho vay trung hạn sẽ tạo ra được nhiều thu nhập hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại càng cao có nghĩa là ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng

Thông qua bảng 4.7 nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tại NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam có sự tăng giảm nhưng luôn nằm trong tầm kiểm soát dưới 1% trong mức an toàn nhỏ hơn 3% cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày càng cao. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 0,75% cao nhất trong 3 năm do nợ xấu năm này tăng cao vì chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Năm 2013 tình hình nợ xấu giảm nên tỷ lệ này chỉ còn 0,51% thấp hơn cả năm 2011, 6th2014

66

tỷ lệ này chỉ còn 0,28%. Tất cả đều cho thấy Chi nhánh thực hiện nhiều chính sách, biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp.

Những con số trên không chỉ nói lên thắng lợi của ngân hàng mà còn khẳng định tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng chủ động, tích cực trong việc giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, có các giaỉ pháp thu nợ hiệu quả, xử lý nợ tồn động đặc biệt xử lý triệt để những món nợ trên 360 ngày do khách hàng cố tình dây dưa với việc tăng cường kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay.

4.4.5 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Khả năng bù đắp RRTD lớn chứng tỏ ngân hàng có thể chủ động trong việc bù đắp rủi ro, tránh cho ngân hàng khỏi việc mất khả năng thanh toán khi RRTD xảy ra và ngược lại.

Thông qua bảng 4.7 có thể thấy được khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Chi nhánh ở năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 166,85%; 122,57%; 159,54% luôn ở mức cao được duy trì cho đến cuối tháng 6/2014 là 282,24% đảm bảo cho Chi nhánh sự chủ động được trong việc bù đắp nếu như rủi ro tín dụng xảy ra. Cụ thể năm 2012 nếu có 100 đồng nợ xấu sẽ có 166,85 đồng dự phòng để bù đắp. Năm 2012 chỉ tiêu này có giảm vì nợ xấu trong năm này tăng cao tuy nhiên dự phòng rủi ro tín dụng được trích vẫn đủ đảm bảo bù đắp hoàn toàn khi có rủi ro xảy ra không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của Chi nhánh. Do công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh được thực hiện khá tốt nên nợ quá hạn, nợ xấu luôn được kiểm soát giảm qua từng năm do đó khoản dự phòng rủi ro tín dụng củng giảm xuống giúp tăng lợi nhuận đem về.

4.4.6 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cho thấy cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn có khả năng bị mất, không thu hồi về được nếu hệ số này càng cao thì ngân hàng đối mặt rủi ro càng lớn. Nợ nhóm 5 được trích lập dự phòng 100% nên nợ này càng cao càng nguy hiểm cho ngân hàng dẫn đến lợi nhuận giảm sút.

Tỷ lệ này chỉ phát sinh vào năm 2011 là 0,18%, năm 2012 là 0,08% và 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 0,01%. Nợ nhóm 5 giảm dần và không phát sinh ở năm 2013 cho thấy Chi nhánh đã làm tốt công tác thu hồi nợ, xử lí lại các khoản nợ này như cơ cấu lại nợ bằng việc gia hạn nợ kết hợ áp dụng hình thức trả góp cả gốc và lãi phát sinh cho đối tượng vay tiếp tục kinh doanh và dần thu lại các khoản nợ, khuyến khích khách hàng tự xử lí tài sản để trả nợ tránh

67

được việc xử lí tài sản gây mất thời gian và không có lợi cho cả Chi nhánh và khách hàng.

4.4.7 Tỷ lệ xóa nợ ròng

Trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNN& PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam chưa xảy ra việc xóa nợ để theo dõi ở tài sản ngoại bản nên tỷ lệ xóa nợ ròng không phát sinh.

Tóm lại: Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và tình hình nợ xấu ta thấy hoạt động cho vay tại NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ngày càng có hiệu quả có sự chuyển biến tốt, chất lượng trong cho vay ngày càng cao. Đó chính là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong việc mở rộng tìm kiếm khách hàng, cũng như công tác thu hồi quản lý nguồn vốn, bên cạnh đó nhờ vào ý thức hoàn trả nợ của người vay và sự ổn định của kinh tế địa phương.

Chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm, nợ xấu luôn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Công tác thẩm định tín dụng luôn được thực hiện một cách cẩn trọng, đúng quy định. Hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao đã góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng qua các năm, lợi nhuận tuy giảm nhưng luôn dương. Mặc dù trong điều kiện bất ổn của nền kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt Chi nhánh vẫn giữ được thị phần, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới, uy tín của Ngân hàng ngày càng được khẳng định.

4.5 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH VAY TẠI CHI NHÁNH

Qua việc phân tích tình hình cho vay và thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thì việc nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn tại là không thể tránh khỏi dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyên Mỏ Cày Nam.

4.5.1 Nguyên nhân chủ quan

4.5.1.1 Từ phía Ngân hàng

Nhìn chung thì rủi ro tín dụng xảy không phải do sự sai phạm của CBTD về mặt đạo đức hay yếu kém trong nghiệp vụ nhưng do việc giám sát việc sử dụng vốn vay không chặt chẽ bởi không thể nào kiểm soát được hết nếu như khách hàng cố tình sai phạm. Cụ thể năm 2011, 2012 địa bàn hoạt động của Ngân hàng là gồm cả 2 huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam với 2

68

thị trấn và 28 xã trong khi đó nhân viên tín dụng là có giới hạn không thể nào kiểm soát hết tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Trong năm 2013 khi nâng cấp Phòng giao dich Phước Mỹ Trung lên thành Chi nhánh để tách huyện quản lý thì NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam còn phải quản lý 16 xã với 1 thị trấn trong khi đó chỉ có 8 cán bộ tín dụng. Một nguyên nhân thứ 2 do CBTD chưa có sự kiên quyết thu hồi các khoản nợ khi khách hàng năn nỉ dây dưa không trả được nợ.

4.5.1.2 Từ phía khách hàng

Sử dụng vốn vay sai mục đích: Nhiều khách hàng sau khi vay được vốn họ đã làm sai mục đích sử dụng ghi trên hợp đồng vay SXKD nhưng lại sử dụng một phần để phục vụ đời sống, mục đích tiêu dùng như sửa chữa nhà nên không tạo ra được nguồn sinh lợi như lúc đầu dự toán do đó không thể trả nợ đúng hạn dẫn đến việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Sản xuất tự phát, thiếu kinh nghiệm: Do đa số đối tượng vay vốn của Chi nhánh là hộ sản xuất nhỏ, lẻ vay chủ yếu là để chăn nuôi, mua con giống hay phân bón,….nhưng người vay theo ý tự phát mở rộng quy mô, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất và thường thiếu kế hoạch cũng như tính toán sai việc chi phí phát sinh, khi được mùa lại mất giá việc người nông dân không có nguồn ra ổn định mà giá cả phụ thuộc vào thương lái từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ vay cho Ngân hàng.

Ngoài ra nhiều khách hàng vay vốn cố tình không trả nợ cố tình không gặp CBTD hoặc hứa hẹn trì hoãng việc trả nợ đúng hạn.

4.5.2 Nguyên nhân khách quan

Việc khách hàng vay vốn không trả được nợ còn do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong giai đoạn này huyện cũng chịu tác động của nền kinh tế suy thoái dẫn đến hàng hóa lưu thông 1 cách trì truệ, thất nghiệp tăng, lạm phát đẩy chi phí đầu vào tăng mạnh như giá xăng, điện, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, phân bón,...làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thu nhập do đó khả năng trả nợ vay cũng giảm.

Các yếu tố bất ngờ bất khả kháng của dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng; có trường hợp người bão lãnh vay vốn nhưng không trả được nợ thay cho người đi vay.

69

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH HUYỆN MỎ CÀY NAM

Ngoài những biện pháp mà NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam đã áp dụng thì căn cứ vào những nguyên nhân cũng như thực trạng trong hoạt động cho vay mà đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay như sau:

5.1 Tăng cƣờng giám sát món vay, thẩm định khách hàng

Tuyển thêm cán bộ tín dụng: Do địa bàn hoạt động khá rộng nên việc tuyển thêm CBTD phù hợp theo nhu cầu tại Chi nhánh nhằm giải tỏa được sự quá tải một lượng hồ sơ cung ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của khách hàng đồng thời dể dàng kiểm soát, giám sát được việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Tuyển mới nhân viên phải đủ chuyên môn năng lực cũng như đạo đức trong nghề nghiệp.

Tăng cường kiểm tra giám sát các khoản vay sau khi giải ngân, nếu khi khách hàng vay vốn thường xuyên không trả nợ lãi đúng hẹn thì nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời phát hiện những khó khăn của khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp cho cả 2 bên, CBTD có thể đưa ra phương án kinh doanh thích hợp hơn như nếu chăn nuôi heo thịt gặp khó thì có thể chuyển sang nuôi heo nái mẹ để kinh doanh heo con ít gặp rủi ro vẫn đem lại nhiều lợi nhuận dể dàng luân chuyển nguồn vốn, hợp tác với chính quyền địa phương khuyến khích người chăn nuôi tiếp cận với khoa học kĩ thuật,…

Cần tăng cường hơn nửa công tác thẩm định tín dụng nhầm tìm kiếm được nguồn khách hàng tìm năng uy tín không bỏ lở khách hàng tốt, hạn chế cho vay những khách hàng xấu từng không trả nợ đúng hẹn mức độ tín nhiệm thấp.

5.2 Đẩy mạnh công tác thu nợ

Nâng cao hơn nửa công tác thu nợ: nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm có hướng giảm xuống nhưng vẫn còn tồn tại nên CBTD cần kiên quyết hơn nữa trong việc thu hồi nợ.

- Tránh việc mềm lòng để khách hàng cố tình dây dưa không chịu hoàn trả nợ hay CBTD tự ý điều chỉnh thời hạn trả nợ mà không thông báo lên cấp trên.

70

- Tính toán thời hạn cho vay phù hợp chu kì sản xuất của khách hàng để có thể thu nợ đúng lúc, không quá sớm khi người vay chưa có nguồn thu nhập để trả nợ hay quá muộn khách hàng có thể xoay đồng vốn vào mục đích khác.

- Không chỉ những khoản nợ đến ngày đáo hạn mới thông báo mà các kì đóng lãi CBTD cũng nên điện thoại hay nhắn tin nhắc nhở để người vay vốn sẽ kịp thời thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn.

5.3 Phân tán rủi ro tín dụng

Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Do đặc điểm của huyện nên đối tượng chủ yếu của Chi nhánh là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ nên dễ chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng của thời tiết dịch hại vì thế Chi

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)