Khái quát vốn huy động tại Chi nhánh từ năm 2011 đến tháng 6/2014

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 46 - 49)

ĐẾN THÁNG 6/2014

Trong hoạt động kinh doanh của bất kì một ngân hàng nào thì nguồn vốn bao giờ cũng giữ vai trò chủ chốt, là yếu tố quyết định sự sống còn, quy mô tốc độ và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì thế, các ngân hàng phải chủ động tạo lập nguồn vốn an toàn, phải xác định nhu cầu về vốn của kinh tế khu vực từ đó có kế hoạch huy động vốn (HĐV) nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khi đánh giá tình hình HĐV ngoài quy mô cơ cấu nguồn vốn huy động cần xét đến tính ổn định cũng như chất lượng của nó là yếu tố quan trọng không chỉ giúp ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý mà còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh được các hiện tượng rủi ro trong hoạt động ngân hàng như thiếu khả năng thanh khoản. Tình hình nguồn vốn NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.1 và hình 4.1.

Hình 4.1 Kết quả huy động vốn của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm (2011 – 2013)

35

Để vừa làm tốt vai trò phân phối nguồn vốn, vừa tìm được lợi nhuận cao trong việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng Ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường 1. Trong tổng vốn được huy động từ tiền gửi thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với tiền gửi không kì hạn (TGKKH). Do tiền gửi không kì hạn có tính không ổn định vì thế lãi suất huy động thấp, chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng phục vụ cho hoạt động thanh toán và tiền gửi để sử dụng thẻ ATM. Ngoài ra Chi nhánh còn huy động vốn từ kênh phát hành chứng chỉ tiền gửi (CCTG) tuy chiếm tỷ trọng thấp. Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động có xu hướng tăng dần trong giai đoạn năm 2011 đến tháng 6/2014. Lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn không kỳ hạn, nên thay vì gửi không kỳ hạn khách hàng sẽ chọn gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng thường là 1 đến 2 tháng đây là lí do làm cho tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cao.

Giai đoạn 2011 - 2012: Vốn huy động năm 2012 đạt được 712.000 triệu đồng tăng 64.622 triệu động với tốc độ tăng chỉ khoảng 10% tuy nhiên đây là điều hoàn toàn hợp lý với bối cảnh nền kinh tế. Trong đó vốn tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi điều tăng. Đặc biệt ta thấy rỏ trong năm 2012 TGKKH tăng mạnh với tốc độ tăng lên đến 124,19% do khách hàng tăng sử dụng thẻ ATM cũng như việc thanh toán không dùng tiền mặt được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều. Tuy trong giai đoạn này lãi suất huy động luôn được điều chỉnh giảm nhưng tiền gửi có kì hạn năm 2012 vẫn tăng nhưng chậm chỉ cao hơn 2,15% so với cùng kì năm trước. Trong đó TGCKH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao lại tăng rất chậm chỉ cao hơn 1,09% do tâm lý của khách hàng làm sao đầu tư ít rủi ro nhanh thu hồi được vốn, thường xuyên trong đó có tiền gửi hàng tháng của người già, tiền gửi của nhà chùa. Trong khi đó TGCKH trên 12 tháng tỷ trọng thấp hơn nhưng trong năm 2012 tăng đến 13,06% so với năm 2011 do khách hàng dự đoán được sự biến động thường xuyên của mặt bằng lãi suất nên thay vì đầu tư vào lĩnh vực khác mang nhiều mạo hiểm họ mạnh dạng gửi tiền vào Chi nhánh với lãi suất cố định trong năm này. Ngoài ra Chi nhánh muốn tăng vốn có tính ổn đinh cao hơn để đảm bảo khả năng thanh khoản. Do đó, Ngân hàng đã từng bước nâng dần tỷ trọng TGCKH từ 12 tháng trở lên, như vậy thì với nguồn vốn này Chi nhánh sẽ mạnh dạn đáp ứng nhu cầu vốn cho vay trung dài hạn.

Giai đoạn 2012 – 2013: Vốn huy động năm 2013 chỉ đạt 548.245 triệu đồng giảm 163.755 triệu đồng gần 23% so với năm 2012. Giai đoạn này tốc độ giảm gấp đôi tốc độ tăng của giai đoạn 2011 – 2012 giảm cả về vốn tiền gửi và vốn từ chứng chỉ tiền gửi. Nguyên nhân do Chi nhánh chỉ còn huy động vốn trên một huyện Mỏ Cày Nam cùng với tình hình của kinh tế nói chung và kinh

36

tế ở địa phương nói riêng tuy đã có khởi sắc nhưng vì NHNN tiếp tục giảm lãi suất với tâm lí của khách hàng cùng sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn khác như Vietinbank, Sacombank, BIDV làm nhu cầu gửi tiền vào Chi nhánh có giảm.

Bảng 4.1: Kết quả huy động vốn của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 6th2013 – 6th2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam)

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động thấp hơn khoảng 3,01% so với cùng kì năm ngoái. Trong vốn tiền gửi thì TGKKH cùng tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng có hướng tăng. Ngược lại tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng giảm mạnh khoảng 17.150 triệu đồng. Nguyên nhân do trong giai đoạn này lãi suất tiền gửi giảm mạnh đầu năm 2014 lãi suất huy động từ 1 đến dưới 6 tháng khoảng 6% và trên 6 tháng thì áp dụng lãi suất thả nổi nên đa phần khách hàng chọn phương án đầu tư khác có lợi hơn như trả chi phí thức ăn cho heo bằng tiền mặt sẽ có lãi hơn khiến công tác huy động vốn gặp khó nên vốn huy động bắt đầu tuột dốc.

Tuy trong môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, bất ổn của nền kinh tế nhưng Chi nhánh luôn chủ động và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, huy động tiết kiệm tích lũy, bậc thang, gửi góp, dự thưởng với các chương trình khuyến mãi, tặng quà. Công tác chuyên môn được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn, thủ tục đơn giản, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng,

Chỉ tiêu Năm So sánh 6th2013 6th2014 6th2014/6th2013 Số tiền (%) Vốn huy động 380.702 369.249 (11.453) (3,01) Vốn tiền gửi 378.742 367.151 (11.591) (3,06) - TG không kỳ hạn 13.085 15.368 2.283 17,45

- Tiền gửi tiết kiệm 365.657 351.783 (13.874) (3,79) +Dưới 12 tháng 359.620 342.470 (17.150) (4,77)

+Trên 12 tháng 6.037 7.215 1.178 19,51

37

chính xác thái độ phục vụ văn minh, lịch sự tạo sự thân thiện, thoải mái, yên tâm và tin tưởng cho khách hàng khi giao dịch. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng vốn huy động của Chi nhánh cao, thu hút tối đa nguồn gửi tiền của dân cư.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)