Nợ xấu theo đối tượng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 68 - 70)

Doanh nghiệp

Nợ xấu theo đối tượng doanh nghiệp tại Chi nhánh rất nhỏ và ở năm 2012 chỉ có 250 triệu đồng giảm 43,69% so với năm 2011. Tuy trong giai

57

đoạn này nhiều doanh nghiệp phá sản nhưng khi cho vay CBTD xem xét rất kĩ khách hàng, doanh nghiệp hoạt động đã lâu năm với bề dầy kinh nghiệm tạo ra sản phẩm chủ lực có đầu ra ổn định và chủ yếu chi nhánh cung ứng vốn cho các công ty chế biến dừa xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, chế biến thủy các công trình xây dựng là các công trình công của nhà nước thường được thanh toán sau công trình hoàn thành nên nợ xấu có tồn tại. Biết được tình hình chung của kinh tế nhưng dựa vào sự tin tưởng khách hàng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ Chi nhánh thỏa thuận với doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho họ vượt qua bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ cùng việc trả góp để thu hồi lại các khoản nợ xấu trên cơ sở cả hai cùng có lợi. Nợ xấu đối với doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo không phát sinh điều này cho thấy trong thời gian qua nợ xấu của đối tượng này được kiểm soát tương đối tốt hơn so với đối tượng khác.

Cá nhân, hộ sản xuất

Cá nhân, hộ sản xuất là đối tượng luôn chiếm tỷ trọng cao tại Chi nhánh nên nợ xấu tồn tại ở đối tượng này cũng không ngoại lệ. Khách hàng vay vốn nhưng sử dụng vốn không hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

Giai đoạn 2011 – 2012: Nợ xấu cá nhân, hộ sản xuất năm 2012 cao hơn 65,06% so vơi năm 2011. Nguyên nhân do địa bàn huyện đa phần hoạt động nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ với giá cả bấp bên, sâu hại, dịch bệnh làm mất mùa đẩy người làm nông vào cảnh điêu đứng. Cây dừa ngoài dịch hại bọ cánh cứng còn phải chịu thêm cảnh hoành hành của sâu lạ “ bọ vòi voi”, các vườn bưởi bị nhiễm sâu lạ “sâu hồng” tấn công gây nhiều thiệt hại. Hộ sản xuất gặp rủi ro trong chăn nuôi là điều khó tránh khỏi gia cầm bị dịch H5N1, trên heo lại bị dịch tai xanh, lở mồm long móng,..trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng . Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 giá dừa luôn tăng cụ thể tháng 1/2011 khoản 106.500 đồng/chục (12 trái) dần tăng lên có lúc đạt 142.800 đồng/chục vào cuối tháng 10/2011. Người dân phấn khởi đầu tư phân bón, tăng diện tích nhiều người chuyển hướng trồng lúa sang canh tác dừa, nước từ trái dừa khô có lúc lên đến 200.000 đồng/ thùng 30 (lít) nên an tâm vay vốn mạnh dạn mở rộng kinh doanh. Đến cuối tháng 2/2012 giá dừa bắt đầu giảm mạnh giá mua tại nhà vườn có lúc chỉ còn 15.000 đồng/ chục, nhiều người dân bỏ dừa không bán hoặc xay cơm dừa thế thức ăn cho heo để cầm chừng,...Ảnh hưởng nhiều đến thu nhập nên chi phí trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng cũng khó khiến nợ xấu tăng cao.

Giai đoạn năm 2012 – 2013: Nợ xấu năm 2013 của cá nhân, hộ sản xuất là 2.254 triệu đồng giảm 2.294 triệu đồng khoản 56,46% so với năm 2011.

58

Sau khi tách địa bàn hoạt động nên nợ xấu cũng giảm tương ứng, một phần nền kinh tế dần ổn định với các chính sách hổ trở của địa phương cách đối phó với dịch bệnh, hướng canh tác để tạo thu nhập ngắn hạn và những kinh nghiệm trong sản xuất của người dân. Chi nhánh chỉ cho vay khi xem xét phương sản xuất kinh doanh khả thi, có thu nhập của một nguồn ổn định đảm bảo khả năng trả nợ cùng công tác thu nợ của CBTD ngày càng tốt nên nợ xấu có hướng giảm. Chiều hướng khả quan này còn duy trì đến cuối tháng 6 năm 2014 nợ xấu chỉ còn 1.126 triệu đông thấp hơn 38,27% so với cùng kì năm 2013.

Đây là chiều hướng khả quan đảm bảo cho nợ xấu ở mức độ an toàn chứng tỏ NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam đã thực hiện tốt công tác khoanh vùng nợ xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi tránh các rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất điều này là tốt cho Chi nhánh cần duy trì tránh cho nợ xấu tăng cao. Đầu tư tín dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng đối tượng, đầu tư trọng tâm chậm mà chắc không tràn lan, không lấy dư nợ cao để làm thành tích, không đảo nợ, đặt biệt ngân hàng đã chú trọng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác giám sát nhằm kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)