Doanh nghiệp
Nhìn chung dư nợ của đối tượng doanh nghiệp có hướng giảm qua 3 năm. Dư nợ đối với doanh nghiệp năm 2012 là 32.137 triệu đồng giảm 5.071 triệu đồng gần 13,63%, đến năm 2013 giảm mạnh đến 90,76% chỉ còn 2.969 triệu đồng. Nguyên nhân kết quả dư nợ tương ứng với sự thay đổi của DSCV và doanh số thu nợ đối với đối tượng này qua từng năm 2012, 2013. Dư nợ giảm đặc biệt vào năm 2013 cũng là yếu tố tất nhiên do giảm thị phần các doanh nghiệp ở huyện Mỏ Cày Bắc bên cạnh đặc điểm kinh tế của huyện đa phần là các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ. Dư nợ giảm cũng là hướng tốt vì khả năng hoàn trả nợ của các doanh nghiệp góp phần hạn chế được rủi ro cho Chi nhánh. Qua đây ta thấy Chi nhánh muốn tăng dư nợ cần có một số giải pháp để tăng thêm DSCV cho đối tượng này giữ chân các khách hàng cũ, thu hút các khách hàng mới tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu.
Giai đoạn 6th
2013 – 6th2014: Dư nợ thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 là 18.459 triệu đồng giảm đi 82,18% vào cùng kì năm 2014 chỉ còn 3.290 triệu đồng. Mặc dù DSCV đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tăng do đa số ở huyện là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được nằm trong nhóm ưu tiên hỗ trợ vốn giúp cho các thành phần này yên tâm hoạt động, mở rộng đầu tư góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó vay theo hạn mức và vay trung hạn nên doanh số thu nợ sẽ có hướng giảm so với doanh số cho vay tuy nhiên dư nợ giảm mạnh như vậy do ảnh hưởng của dư nợ đầu kì năm 2014 thấp hơn đến 90,76% so với đầu kì năm 2013.
Cá nhân, hộ sản xuất
Cá nhân, hộ sản xuất là đối tượng có dư nợ chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng dư nợ do các huyện của tỉnh vẫn đang từng bước phát triển nên kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, vì vậy đầu tư chủ yếu vào đối tượng cá nhân, hộ sản xuất là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay.
52
Giai đoạn 2011 – 2012: Trong năm 2012 dư nợ đối tượng này cao hơn 19,02% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012 nhu cầu vốn vay tăng sản xuất, tiểu dùng sửa chữa nhà, mua ghe,... nhưng lại xảy ra dịch bệnh trên heo, sâu bệnh trên vườn cây ăn trái, giá dừa, giá mía, giá heo hơi giảm làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả các khoản vay nên thu nợ có phần giảm là dư nợ trong năm 2012 tăng.
Giai đoạn 2012 – 2013: Ngược lại với năm trước dư nợ cá nhân, hộ sản xuất trong năm 2013 có xu hướng giảm. Một phần do từ phía Chi nhánh có sự thay đổi cơ cấu tổ chức phòng ban năm 2013, một phần do DSCV năm 2013 giảm trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng làm dư nợ thấp hơn 36,71% so với năm 2012. Một phần ban lãnh đạo, CBTD làm tốt công tác thu nợ xử lý kịp thời nợ quá hạn, kiềm chế nợ xấu mức thấp.
Giai đoạn 6th
2013 – 6th2014: Dư nợ đối với các khoản cho vay của đối tượng này những tháng đầu năm 2014 vẫn thấp hơn 33,58% so với cùng kì năm 2013. Mặc dù, cả DSCV và doanh số thu nợ đều tăng lên do việc ngân hàng luôn thu hút được nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng có nhiều uy tín, có nhiều khoản tiền chưa đến hạn trả của kỳ trước chuyển sang và một số khoản nợ được gia hạn, hay khách hàng trả nợ trước hạn để tiếp tục vay với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó dư nợ đầu kì của đối tượng này trong năm 2014 thấp hơn 254.716 triệu đồng so với năm 2013 nên kéo theo dư nợ của 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kì của năm trước.