Phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 82 - 84)

Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Do đặc điểm của huyện nên đối tượng chủ yếu của Chi nhánh là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ nên dễ chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng của thời tiết dịch hại vì thế Chi nhánh nên khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm như sản phẩm “ Bảo an tín dụng ” của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ABIC) sẽ cùng có lợi cho các bên còn giúp Chi nhánh phân tán được rủi ro. Tỷ lệ mua bảo hiểm cho các khoản vay tại Chi nhánh là rất thấp do đó Ngân hàng có thể sớm tìm ra giải pháp để đẩy mạnh người vay mua bảo hiểm này.

Chuyển dịch cơ cấu trong cho vay: Do đối tượng khách hàng của Chi nhánh là đa phần là các hộ sản xuất chủ yếu là chăn nuôi heo do đây là ngành mũi nhọn của huyện nhưng lại mang nhiều rủi ro nên Chi nhánh có thể tìm kiếm nhiều khách hàng doanh nghiệp có đầu ra ổn định, uy tín hơn nữa như các doanh nghiệp bán thức ăn, công ty xăng dầu, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa củng là thế mạnh luôn được tỉnh quan tâm đến. Cùng với hướng đi của nhiều Ngân hàng là cho vay tiêu dùng đối với những khách hàng tiềm năng với vòng vốn quay nhanh và có nguồn trả nợ chắc chắc.

71

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát cao, thị trường chứng khoán bất ổn, hiện tượng đô la hóa vàng hóa, bong bóng bất động sản,...tác động trực tiếp đến đời sống cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều doanh nghiệp không đủ mạnh, hàng tồn kho nhiều với sự cạnh tranh sống còn đã phải tuyên bố giải thể và ngành Ngân hàng cũng bao trùm một gam màu tối với nợ xấu tăng cao biểu hiện dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì thế trong giai đoạn này kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ đặc biệt hiện tại vấn đề nóng hổi đó là xử lý nợ xấu. Kinh tế bất ổn, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn huyện cũng như công tác cho vay, thu nợ, xử lí thu hồi nợ khó đòi đó là những thách thức của NHNN & PTN – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam để đảm bảo hoạt động bền vững luôn tạo ra lợi nhuận và hạn chế được rủi ro.

Nhìn tổng thể trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động của Chi nhánh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công tác huy động nguồn vốn tại chỗ của Chi nhánh khá tốt dù lãi suất huy động giảm theo sự điều chỉnh của NHNN nhưng vốn huy động có xu hướng tăng khả quan hơn đó là tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới.

Hoạt động cho vay các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng tuy nhiên dư nợ giảm. Nhưng đây không phải là điều đáng ngại vì không phải Ngân hàng có dư nợ càng cao càng tốt mà là khoản cho vay Ngân hàng có thu hồi lại được không mới quan trọng. Thông qua các chỉ số hệ số thu nợ, vòng quay tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cho thấy Chi nhánh hoạt động tín dụng có hiệu quả, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tồn tại nhưng luôn được Chi nhánh kiểm soát quan tâm đẩy mạnh khả năng thu hồi nợ bằng nhiều hình thức linh hoạt thực hiện tốt đảm bảo cho các khoản nợ này ở mức thấp. Đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn đã không phát sinh trong năm 2013, nợ xấu có dấu hiệu giảm xuống do đó rủi ro tín dụng cũng được hạn chế. Đây là điều đáng mừng cho Chi nhánh vì trong bối cảnh hiện nay khi nợ xấu và RRTD là vấn đề đau đầu và nan giải của hệ thống Ngân hàng nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.

72

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam đã có nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng thực hiện đúng quy trình tín dụng, đã thực hiện trích lập dự phòng đủ đảm bảo được khả năng thanh toán khi RRTD xảy ra, định giá tương đối chính xác giá trị tài sản đảm bảo, nếu các khoản vay xảy ra rủi ro do các yếu tố khách quan Chi nhánh đã tạo điều kiện cho khách hàng điều chỉnh lại kì hạn trả nợ hay gia hạn nợ tiếp vốn cho khách hàng tái sản xuất tạo ra lợi nhuận hoàn trả nợ vay. Chi nhánh cũng hạn chế việc xử lý tài sản đảm bảo vì thủ tục ròm rà mất thời gian nên khuyến khích khách hàng tự xử lý tài sản tìm nguồn trả nợ.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã đứng vững và đi lên luôn tạo được lòng tin vững chắc cho khách hàng, giữ vai trò tích cực trong nhiệm vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, các hộ sản xuất, cá nhân làm kinh tế, không những giữ được họ mà còn thêm khách hàng mới giúp kinh tế địa phương được cải thiện, hoạt động tín dụng của Ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả khá tốt và rủi ro tín dụng không quá lớn. Đạt được những kết quả đó không thể phủ nhận vai trò của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)