Quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 29)

2.2.1 Khái niệm

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt hiệu mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Hay quản trị rủi ro tín dụng là quá trình quản trị có hệ thống với bốn hoạt động cơ bản: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro và tài trợ rủi ro. Kết quả của mỗi khâu trước sẽ là tiền đề cho các khâu sau (Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc, 2012, trang 232).

18

2.2.4 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là để tối đa hóa tỷ suất thu nhập đã được điều chỉnh bởi rủi ro, hoặc giảm tối thiểu sai biệt giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng. Nhằm duy trì mức độ rủi ro hay tổn thất tín dụng ở mức hợp lý cho ngân hàng, giúp ngân hàng có thể kiểm soát và xử lý được trong phạm vi tài chính của họ.

Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là điều kiện thiết yếu để quản trị rủi ro ngân hàng và vô cùng cần thiết với sự thành công lâu dài của ngân hàng trong tiến trình hoạt động của mình (Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc, 2012, trang 233).

2.2.5 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Kết cấu nội dung của quản trị rủi ro bao gồm: Nhận dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro (Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc, 2012, trang 236 – 249).

2.2.3.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro.

2.2.3.2 Đo lường rủi ro và phân tích rủi ro

Trong công tác quản trị RRTD, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau.

2.2.3.3 Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại.

2.2.3.4 Tài trợ rủi ro

Các Ngân hàng phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh (HĐKD). Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp.

19

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp do AgriBank - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre cung cấp từ báo cáo tài chính trong thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 để đánh giá hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở thời gian khác nhau nhằm đánh giá về quy mô và khối lượng của chỉ tiêu đó xem xét giá trị chênh lệch giữa hai kỳ qua các năm có chênh lệch thay đổi tăng giảm, biến động nhiều hay không, nhằm có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề đang xét, là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2011, trang 8).

∆𝑦 = 𝑦1 − 𝑦𝑜

Trong đó: yo : Chỉ tiêu năm trước y1 : Chỉ tiêu năm sau

∆y : Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.3.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Số tương đối hoàn thành theo tỷ lệ là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2011, trang 8).

∆𝑦 = 𝑦1 − 𝑦0

𝑦0 ∗ 100

Trong đó: yo : Chỉ tiêu năm trước.

20

∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

21

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK - CHI NHÁNH

HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày ( NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 26/3/1998. Trụ sở được đặt tại khu phố 2, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày nằm ngay trung tâm huyện trên quốc lộ 60 là trung tâm kinh tế của huyện Mỏ Cày sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng.

Ngày 23/3/2009 huyện Mỏ Cày được tách ra làm 2 huyện là Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Từ đó Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam chính thức hoạt động trên địa bàn 2 huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam với 3 phòng giao dịch là: phòng giao dịch Phước Mỹ Trung, phòng giao dịch Tân Trung và phòng giao dịch thị trấn Mỏ Cày.

Đến ngày 28/11/2013 Agribank - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Bắc được khai trương trên quyết định thành lập số 2750/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 10/10/ 2013 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Phước Mỹ Trung trực thuộc Agribank - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam (trước đây) thì NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam chỉ hoạt động trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam.

Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh với sự quan tâm chỉ đạo của Agribank Bến Tre và Đảng ủy chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ ngân hàng NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ngày càng tạo được uy tín, khẳng định vị trí vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng và phát triển kinh tế huyện.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức tại Agribank - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam gồm có: Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

22

Các phòng ban: gồm 3 phòng ban tại chi nhánh

Các phòng giao dịch: gồm 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch thị trấn Mỏ Cày và phòng giao dịch Tân Trung. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam được minh họa ở hình 3.1.

Hình 3.1 Bộ máy tổ chức của Agribank - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.3.1 Chức năng nhiêm vụ của Ban giám đốc

Giám đốc: Là người đứng đầu lãnh đạo tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc về các quyết định trong phạm vi công tác được giao. Hướng dẫn và giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà cấp trên đã giao, có quyền quyết định các vấn đế liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong ngân hàng,...Quyết định chương trình hoạt động, kế hoạch công tác, hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh.

Phó giám đốc: Hỗ trợ và tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành, quản lý, giám sát các hoạt động của Chi nhánh, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành trực tiếp một số lĩnh vực công tác được phân công và ủy quyền của

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG GIAO DỊCH 1 PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH 2

23

giám đốc. Kiểm tra và đôn đốc các phòng ban làm đúng quy chế đã đề ra, thường xuyên báo cáo kịp thời các công tác tổ chức hành chính, công tác tín dụng và tình hình huy động vốn nhằm giúp giám đốc chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh,....thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ phòng kế hoạch – kinh doanh

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch cho vay, kế hoạch kinh doanh.

- Tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng mới để mở rộng hoạt động, quan hệ tốt với khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, giải quyết hồ sơ của khách hàng và trình Ban Giám đốc phê duyệt…

- Thu thập thông tin, xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, đề xuất các phương án phát triển kinh doanh, phát triển mạng lưới hoạt động, chính sách khách hàng cho Chi nhánh.

- Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố, thu hồi nợ.

- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận kết hợp với Kế toán, kho quỹ để quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, chiết khấu...

- Thực hiện công tác báo cáo thống kê, tổ chức thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

3.1.3.3 Phòng kế toán ngân quỹ

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh, hạch toán kế toán, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác.

- Theo dõi, phản ánh tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và quản lý tài sản, các loại vốn, ấn chỉ, giấy tờ có giá, phổ biến và hướng dẫn thủ tục giao dịch cho khách hàng đầy đủ, chu đáo, tuyệt đối chấp hành quy chế bảo mật đối với khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Tổ chức thực hiện thu – chi, kiểm – đếm tiền mặt, xuất nhập, định mức tồn quỹ chính xác, an toàn theo đúng quy định.

24

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ do Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành.

- Lập đầy đủ các sổ sách và báo cáo về kho quỹ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

3.1.3.4 Phòng tổ chức hành chính

- Tổ chức việc thực hiện kế hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho nhân viên và đạo tạo nhân viên theo kế hoạch.

- Chịu trách nhiệm thực hiện công tác hành chánh, văn thư, quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho chi nhánh và các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

3.1.3.5 Phòng giao dịch

Phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, cấp tín dụng và thu nợ, cung cấp các dịch vụ của ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giám đốc phòng giao dịch trực thuộc sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh huyện.

3.1.4 Quy trình cho vay

Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NNNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam chỉ mang tính định hướng tổng quát và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà ngân hàng có hướng xử lý riêng. Quy trình cho vay tổng quát tại Chi nhánh gồm 6 bước được trình bày ở hình 3.2.

(1) (2) (3)

(4)

(6) (5)

Hình 3.2 Quy trình tín dụng tại NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn thẩm định các điều kiện tín dụng

Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín

dụng

Giải ngân theo dõi và giám sát việc thực hiện vốn vay Thanh lý hợp đồng

tín dụng

Thu nợ, thu lãi, phí và sử lý phát

25

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn

Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng (CBTD) để được hướng dẫn về các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung sau đây:

- Hồ sơ pháp lý.

- Hồ sơ khoản vay.

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định với những nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá chung về khách hàng: năng lực pháp lí, mô hình tổ chức bố trí lao động quản trị điều hành của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các rủi ro chủ yếu.

- Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

- Xác định phương thức và nhu cầu vay: chiết khấu, cho vay theo món, cho vay theo hạn mức.

- Xem xét khả năng nguồn vốn của chi nhánh và điều kiện thanh toán. Cán bộ tín dụng xem xét khách hàng nếu có đủ điều kiện vay vốn thì tiến hành lập tờ trình thẩm định và trình lên cho trưởng phòng tín dụng xem xét.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

- Trưởng phòng kế hoạch - kinh doanh: trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm theo hồ sơ vay vốn trưởng phòng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại (nếu có) ghi ý kiến vào tờ trình và trình cho lãnh đạo.

- Lãnh đạo: sau khi xem xét lại hồ sơ, báo cáo thẩm định nếu đồng ý cho vay giám đốc sẽ phê duyệt vào báo cáo thẩm định và trả lại hồ sơ cho phòng kế hoạch - kinh doanh. Nếu từ chối cho vay thì gửi thông báo từ chối cho vay đến khách hàng bằng văn bản và ghi rỏ lí do không cho vay.

- Sau khi khoản vay được ban giám đốc duyệt CBTD sẽ hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định tiến hành kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hồ sơ vay hoàn chỉnh sẽ trình lên Ban giám đốc kí duyệt và CBTD làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)