3.2.1 Huy động vốn
Huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân thông qua các hình thức:
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn , trung hạn và dài hạn.
3.2.2 Cho vay vốn
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam với các tiêu thức như:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng như cho vay để mua mới nhà ở, xây nhà, sửa chữa nhà, mua đất thổ cư để xây nhà.
- Cho vay phục vụ các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cho vay tài trợ sản xuất công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp như chỉ sơ dừa, hạt điều, than thêu kết, kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ, mua bán nông sản, mua dừa, đại lí thức ăn,…
27
Cho vay để kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
- Cho vay đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, phương tiện vận tải thủy bộ, thi công công trình, mua sắm phương tiện tiêu dùng và các nhu cầu về đời sống.
- Cho vay tài trợ xuất - nhập khẩu.
3.2.3 Sản phẩm dịch vụ khác - Cầm cố tài sản, giấy tờ có giá. - Cầm cố tài sản, giấy tờ có giá.
- Các dịch vụ thanh toán như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec; chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển tiền nhanh Western Union, kinh doanh ngoại tệ, SMS Banking, Agripay…
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
Trong bất kì hoạt động kinh doanh (HĐKD) nào thì vấn đề quan tâm hàng đầu luôn là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc làm ăn phải có hiệu quả, lợi nhuận ngày càng tăng cao với mức rủi ro thấp nhất đây cũng là mục tiêu quan trọng của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích kết quả HĐKD của Ngân hàng là phân tích tình hình thu chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Từ đó mà Ngân hàng hạn chế được những khoản chi bất hợp lý và đưa ra các biện pháp tăng cường các khoản thu chi nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận chính là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng, đó là chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất. Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với việc nợ xấu gia tăng do đó Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nên việc cân bằng giữa đạt mục tiêu lợi nhuận mà vẫn kiểm soát được rủi ro càng khó khăn hơn và nhìn chung thì lợi nhuận một số ngân hàng đã giảm.
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 được trình bày ở bảng 3.1.
3.3.1 Thu nhập
Cũng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng điều hướng đến mục tiêu sinh lợi do đó Ngân hàng luôn tìm biện pháp tăng thu nhập và quản lí chi phí hợp lí. Trong tổng thu nhập thì thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% do cho vay là hoạt động chủ chốt đem lại nguồn thu lớn của ngân hàng đi kèm cùng với đó là một số nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và nguồn thu khác.
28
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh N
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2011 2012 2013 6th2013 6th2014 2012/2011 2013/2012 6th2014/6th2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 88.130 89.486 71.506 37.817 35.112 356 0,40 (16.980) (19,19) (2.705) (7,15) - Thu từ HĐTD 82.136 80.521 66.308 34.590 31.746 (1.615) (1,97) (14.213) (17,65) (2.844) (8,22) - Thu từ dịch vụ 731 896 1029 579 685 165 22,57 133 14,84 106 18,31 - Thu nhập khác 5.263 7.069 4.169 2.648 2.681 1.806 34,32 (2.900) (41,02) 33 1,25 Tổng phí 81.882 81.241 64.674 34.319 32.600 (641) (0,78) (16.567) (20,39) (1.719) (5,01) - Chi từ lãi 64.050 61.491 49.630 23.461 23.105 (2.559) (4,00) (11.861) (19,29) (356) (1,52) - Chi phí dịch vụ 332 351 496 208 242 19 5,72 145 41,31 34 16,35 - Chi khác 3.467 2.915 2.519 1.409 1.421 (552) (15,92) (396) (13,58) 12 0,85 - Chi cho nhân viên 4.106 5.163 4.438 2.368 2.439 1.057 25,74 (725) (14,04) 71 3,00 - Chi HĐQL- CV 1.736 2.258 2.268 1.237 1.408 522 30,07 10 0,44 171 13,82
- Chi tài sản 1.358 1.472 1.063 503 517 114 8,39 (409) (27,79) 14 2,78
- Dự phòng, bảo hiểm 6.833 7.591 4.260 5.133 3.468 758 11,09 (3.331) (43,88) (1.665) (32,44) Tổng lợi nhuận 6.248 7.245 6.832 3.498 2.512 997 15,96 (413) (5,70) (986) (28,19)
29
30
Giai đoạn 2011 – 2012: Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy thu nhập năm 2012 của Chi nhánh đạt 89.486 triệu đồng tăng 356 triệu đồng so với năm 2011 đây là một chiều hướng tốt trong HĐKD của Chi nhánh. Đạt được kết quả trên cho thấy sự nổ lực của tập thể Ngân hàng luôn tìm cách đẩy mạnh các nguồn thu lên đặc biệt là thu khác tăng 34,32% kể cả các khoản thu dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng đã được Ngân hàng quan tâm như tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi tiền, kinh doanh ngoại tệ, SMS Banking, thanh toán không dùng tiền mặt, Agripay, công tác chi trả kiều hối Western Union, phát hành thẻ ATM, hưởng hoa hồng từ bảo hiểm. Chứng tỏ sự phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ đồng thời Chi nhánh đổi mới cách phục vụ và sự tích cực trong công tác huy động vốn cũng như công tác thu hồi nợ, quy trình tín dụng ngày càng thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch tạo niềm tin vững chắc, thu hút được nhiều khách hàng có uy tín để góp phần tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên do lãi suất cho vay năm 2012 giảm và bên cạnh đó là các khoản nợ chưa thu hồi được lại tăng nên thu nhập từ lãi đã giảm 1.615 triệu đồng nên tổng thu nhập trong năm này tăng nhẹ chỉ khoản 0,40%. Ngoài ra, cũng nhờ một phần vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở địa phương trong năm vừa qua. Từ đó ta thấy được một phần nào nền kinh tế cũng đã dần khôi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm qua đã khiến không ít Ngân hàng trãi qua nhiều thăng trầm, thậm chí là phá sản dẫn đến việc sáp nhập.
Giai đoạn 2012 – 2013: Thu nhập ngân hàng năm 2013 giảm mạnh chỉ còn 71.506 triệu đồng giảm gần 19,19% so với cùng kì năm ngoái tốc độ giảm rất nhiều so với tốc độ tăng của giai đoạn 2011 – 2012. Dấu hiệu tuột dốc này tiếp diễn đến 6 tháng đầu năm 2014 (6th
2014) đã giảm 2.705 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Do trong năm 2013 Chi nhánh chỉ còn hoạt động trên một địa bàn huyện thu hẹp lại phạm vi nhưng thu nhập của Chi nhánh vẫn không giảm đáng kể thu từ lãi và thu khác giảm nhưng đã tăng thu dịch vụ. Một phần sụt giảm thu nhập trong năm này là do chính sách của Nhà nước muốn giúp doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất thấp nhằm đẩy nhanh sự phục hồi lại của nền kinh tế sau một thời gian dài sản xuất trì trệ. Ngân hàng Nhà Nước đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013 đã có 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với các lĩnh vực và ngành nghề này lãi suất cho vay dao động trong khoảng 9%/năm so với mức 13%/năm trước đây đến giữa năm 2014 còn lại khoản 8% đối với cho vay ngắn hạn.
31
Trong tổng thu nhập, thì thu lãi cho vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, lãi cho vay thu được càng nhiều chứng tỏ chất lượng tín dụng cũng như uy tín của ngân hàng được nâng cao. Trong tổng doanh thu, ngoài thu nhập từ lãi còn có thu nhập ngoài lãi tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng nó cũng đóng góp rất quan trọng bởi vì điều đó chứng tỏ sự đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng làm cho nguồn thu không chỉ dựa vào hoạt động tín dụng.
3.3.2 Chi phí
Chi phí hoạt động của Ngân hàng gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay, cùng với sự tăng giảm về thu nhập lãi thì chi phí lãi cũng tăng giảm tương ứng. Cụ thể:
Giai đoạn 2011 – 2012: Chi phí năm 2011 tốn khoản 81.882 triệu đồng đến cuối năm 2012 tổng chi phí giảm 641 triệu đồng tương đương giảm khoảng 0,78% so với năm trước. Nguyên nhân là do chi phí lãi suất huy động trong năm 2012 giảm nên chi lãi đã giảm 2.559 triệu đồng. Nhu cầu tín dụng tăng cao nên huy động vốn tăng các khoản chi về lãi chỉ giảm khoản 4%, đồng thời tăng chi lương do nhân viên được hưởng lương kinh doanh cùng việc thêm nhân viên, tăng chi các khoản dự phòng và bảo hiểm, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng của đơn vị, đầu tư mới trang thiết bị và tài sản cố định nên tổng chi phí giảm ít chỉ khoản 0,4%.
Giai đoạn 2012 – 2013: Chi phí thay đổi theo xu hướng thay đổi của thu nhập cụ thể tổng chi năm 3013 chỉ còn 64.674 triệu đồng giảm 16.567 triệu đồng tương đương giảm gần 20,39% trong đó chi dịch vụ, chi cho hoạt động quản lí – công vụ tăng. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh này như đã nói đó là do Chi nhánh chỉ còn hoạt động trên địa bàn một huyện nên chi lương, chi cho tài sản, chi từ lãi cũng giảm. Đồng thời trong giai đoạn này để khuyến khích cho khách hàng được tiếp cận nguồn vốn vay rẻ nên buộc ngân hàng giảm lãi suất huy động, Ngân hàng đã chủ động chi thêm tiền vào một số khoản mục khác để nâng cao và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình: chi tập huấn, nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhân viên nhờ vào đó mà chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động được nâng cao cũng như việc đầu tư vào công nghệ, tốc độ xử lý công việc, tự động hóa nhiều khâu nghiệp vụ, tiết kiệm được chi phí lao động và nhiều chi phí khác.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 (6th
2013 - 6th2014): Chi phí tăng tiếp tục được kiểm soát 6th 2014 giảm khoảng 1.719 triệu đồng tương đương gần 5,01% so với 6th
2013. Các khoản chi đều tăng riêng chi lãi, chi cho dự phòng bảo hiểm giảm. Nguyên nhân mặt bằng lãi suất
32
huy động giảm mặc dù vốn huy động tăng nhưng chi phí Ngân hàng bỏ ra thấp hơn, cùng công tác thu hồi các khoản nợ, kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu tốt. Đồng thời nền kinh tế địa phương dần khôi phục giúp Chi nhánh tiết kiệm được một khoản phí qua đó thấy được chất lượng tín dụng ngân hàng cao.
3.3.3 Lợi nhuận
Tuy lĩnh vực Ngân hàng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh, với những đánh giá khác nhau nhưng nói chung lại thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Một Ngân hàng phát triển, hoạt động có hiệu quả là một NH có lợi nhuận dương và tăng trưởng qua các năm, NHNN & PTNT – Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam đã làm được điều đó mặc dù trong bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn. Lợi nhuận luôn dương và có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2012 lợi nhuận đạt 7.245 triệu tăng 15,96% so với năm trước, đến năm 2013 thì lợi nhuận giảm khoản 413 triệu đồng tương ứng giảm gần 5,7%. 6th
2014 lợi nhuận chỉ đạt 2.512 triệu đồng so với 6th
2013 giảm 986 triệu đồng. Tuy ở các giai đoạn tổng thu và tổng chi có sự tăng giảm nhưng có sự tương quan với nhau. Tăng thì mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí, khi doanh thu giảm Chi nhánh đã biết cách kiểm soát chi phí làm tốc độ giảm của chi nhanh hơn tốc độ giảm của thu nên đảm bảo lợi nhuận dương.
Do biến động thị trường giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng nhanh nhất là biến động của giá xăng dầu, vật liệu xât dựng, tình trạng “đô la hóa, vàng hóa”, dịch bệnh trên gia súc gia cầm, sâu bệnh tác động trực tiếp đời sống dân cư mà đại bộ phận là người nông dân khách hàng tiềm lực của chi nhánh. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho tổng doanh thu của Chi nhánh tăng chậm so với tổng chi nên lợi nhuận thu về chỉ tăng 997 triệu đồng trong giai đoạn 2011 - 2012.
Năm 2013 trở đi bên cạnh sự phục hồi của nền kinh tế đó là sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam trong khâu thu hồi nợ, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu làm chi dự phòng giảm, luôn cố gắng khơi nguồn vốn nhằm khai thác tối đa nguồn lực trên địa bàn để phục vụ phát triển kinh tế địa phương đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả dưới sự quyết đoán của ban lãnh đạo Chi nhánh đã quán triệt chủ trương và các chính sách của NHNN từng bước phát triển vững chắc an toàn về vốn và tài sản. Điều này giúp Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể mặc dù tổng lợi nhuận có giảm.
Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh ta thấy tổng lợi nhuận luôn dương tuy có tăng, giảm không ổn định nhưng không thể phủ nhận Ngân hàng không ngừng thu hút và tạo được lòng tin vững chắc
33
ở khách hàng. Đồng thời cho thấy tình hình hoạt động của Chi nhánh vững mạnh một minh chứng cho việc sử dụng vốn đúng với mục đích và có hiệu quả, ngân hàng đã cắt giảm được các khoản chi phí không cần thiết, quản lí nợ khá tốt nên khoản chi cho dự phòng và bảo hiểm có hướng giảm xuống rỏ rệt, uy tín ngày càng nâng cao.
34 528.247 534.000 508.276 72.100 81.880 10.601 38.111 854.400 25.123 8.880 10.680 4.245 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TGTK>12 TGTK<12 TGKKH CCTG CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK - CHI
NHÁNH HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE
4.1 KHÁI QUÁT VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014 ĐẾN THÁNG 6/2014
Trong hoạt động kinh doanh của bất kì một ngân hàng nào thì nguồn vốn bao giờ cũng giữ vai trò chủ chốt, là yếu tố quyết định sự sống còn, quy mô tốc độ và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì thế, các ngân hàng phải chủ động tạo lập nguồn vốn an toàn, phải xác định nhu cầu về vốn của kinh tế khu vực từ đó có kế hoạch huy động vốn (HĐV) nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khi đánh giá tình hình HĐV ngoài quy mô cơ cấu nguồn vốn huy động cần xét đến tính ổn định cũng như chất lượng của nó là yếu tố quan trọng không chỉ giúp ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý mà còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh được các hiện tượng rủi ro trong hoạt động ngân hàng như thiếu khả năng thanh khoản. Tình hình nguồn vốn NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.1 và hình 4.1.