Dư nợ theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 64 - 66)

Hình 4.5 Dư nợ theo mục đích sử dụng tại NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam Triệu đồng 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

537.089 641.546 393.831 83.034 84.360 48.191 SXKD Tiêu dùng

53

Khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng đều được Ngân hàng chú trọng đặc biệt dư nợ theo mục đích SXKD chiếm tỷ trọng trên 80%. Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng tại NHNN & PTNT – Chi nhánh Mỏ Cày Nam từ năm 2011 đến tháng đầu năm 2014 được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.5.

Theo mục đích sản xuất kinh doanh

Giai đoạn 2011 – 2012: Tình hình dư nợ trong SXKD cũng tăng trong năm 2012 cao hơn 19,45% so với năm 2011. Do trong giai đoạn này các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở địa phương phương luôn cố gắng đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nên cần nguồn vốn rất lớn làm tổng DSCV tăng như việc chuyển dịch cơ cấu chuyển diện tích đất trồng lúa năng suất thấp kém hiệu quả, chuyển sang chăn nuôi và trồng dừa, trồng hành lá. Nhưng trong năm 2012 một phần các khoản vay chưa đến hạn, một mặt do gặp nhiều biến cố dịch bệnh, mất mùa, kinh tế gặp khó khăn giá cả chi phí đầu vào tăng như giá xăng, giá điện, giá nguyên nhiên vật liệu vẫn cao do lạm phát, giá cả bất ổn của nông sản khiến nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất gặp khó có lúc phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô làm nợ quá hạn tăng. Chính vì thế, năm 2012 tình hình dư nợ trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh tăng lên.

Giai đoạn 2012 – 2013: Dư nợ theo mục đích SXKD giảm trong năm 2013 khoản 38,61% so với năm trước. Nguyên nhân do DSCV và doanh số thu nợ đều giảm nhưng mức thu về cao hơn làm dư nợ giảm. Ngược lại trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm 180.480 triệu đồng nhưng cả DSCV và doanh số thu nợ đều tăng cho thấy sự nổ lực của CBTD rất lớn trong việc giảm thiểu nợ quá hạn. Ngân hàng áp dụng nhiều hình thức trả nợ vay rất tiện ích cho khách hàng trong việc lựa chọn: có thể trả góp hàng tuần, hàng tháng, hay trả định kỳ theo thu nhập của khách hàng giảm áp lực khả năng trả nợ. Bên cạnh đó cũng như tình hình trên dư nợ đầu kì năm 2014 thấp hơn 247.715 triệu đồng so với dư nợ đầu kì năm 2013 kéo theo dư nợ cuối kì 6th2014 cũng giảm. Dư nợ đã góp phần phản ánh vào thành công chung trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Dư nợ theo tiêu dùng

Tình hình dư nợ tiêu dùng của khách hàng tại NHNN & PTNT - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam cũng có hướng giống với dư nợ theo mục đích SXKD tăng vào năm 2012 và giảm ở năm 2013.

Giai đoạn 2011 – 2012: Dư nợ tiêu dùng trong năm 2012 tăng khoản 1,6% so với năm trước. Dư nợ tiêu dùng tăng nhưng ngược lại với mục đích

54

SXKD tuy doanh số cho vay giảm 1.179 triệu đồng do trong năm này kinh tế chỉ mới khởi sắc do đó người dân tập trung vào tái sản xuất, doanh số thu nợ tăng 13.200 triệu đồng một phần là các khoản nợ cho vay trước đó chưa thu về. Điều đó cho thấy tuy dư nợ tăng không nhiều nhưng Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng có uy tín để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân cư.

Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013 dư nợ tiêu dùng giảm khoản 42,87% so với năm 2012 chỉ còn 48.191 triệu đồng. Do giảm đi 1 lượng khách hàng của huyện Mỏ Cày Bắc nhưng trong năm DSCV theo mục đích tiêu dùng giảm không đáng ngại khoản 7,41%, đồng thời thu nợ về củng tăng cao đến 88,35% cho thấy nhu cầu đời sống người dân dần cải thiện cùng nguồn thu nhập ổn định góp phần làm dư nợ giảm.

Giai đoạn 6th

2013 – 6th2014: Dư nợ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 52.551 triệu đồng thấp hơn 38,91% so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân do dư nợ cho vay tiêu dùng cuối năm 2013 thấp hơn rất nhiều so với cuối năm 2012 nên mặc dù 6th2014 doanh số cho vay và doanh số thu nợ điều tăng so với cùng kì năm trước.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)