Thông tin khác

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 87 - 89)

2.3.3.1. Sản phẩm vay mà khách hàng được khảo sát đang sử dụng

Bảng 2.21: Sản phẩm vay mà khách hàng được khảo sát đang sử dụng

Sản phẩm Tần số Tỷ lệ

1. Xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở 12 16,9% 2. Mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình 11 15,5% 3. Mua phương tiện đi lại (ô tô…) 7 9,9% 4. Vay dự án cơ sở hạ tầng 1 1,4%

5. Vay hỗ trợ du học 1 1,4%

6. Vay phục vụ SXKD, dịch vụ 13 18,3% 7. Vay lưu vụ đối với hộ nông dân 14 19,7% 8. Vay theo hạn mức tín dụng 7 9,9% 9. Vay đầu tư vốn cố định dự án SXKD 1 1,4% 10. Vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài 1 1,4%

11. Vay trả góp 2 2,8%

12. Vay phát hành thẻ tín dụng 1 1,4%

Tổng 71 100%

Qua bảng 2.21 ta thấy:

Trong số 71 mẫu khảo sát thì chủ yếu là vay lưu vụ đối với hộ nông dân tiếp theo là vay SXKD, dịch vụ; tiêu dùng. Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân chiếm tỷ lệ lớn là vì khách hàng của chi nhánh là nông dân, vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho vay mục đích tiêu dùng chiếm tỷ lệ lớn vì phần lớn những người được khảo sát là cán bộ nhà nước và nhân viên công ty. Cho vay phát hành thẻ tín dụng khá ít, đây cũng là hình thức vay với nhiều điều kiện mà rất ít khách hàng có thể đáp ứng, ngoài mức thu nhập cao, còn phải trả lương qua thẻ Agribank và người vay còn phải là khách hàng uy tín có quan hệ lâu năm với ngân hàng.

2.3.3.2. Kênh thông tin mà khách hàng được khảo sát biết đến sản phẩm của Agribank Ninh Hòa

Bảng 2.22: Kênh thông tin khách hàng biết đến sản phẩm của Agribank Ninh Hòa

Phương tiện Tần số Tỷ lệ

Bạn bè, đồng nghiệp, người thân 53 74,7% Băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi 2 2,8% Nhân viên ngân hàng 15 21,1% Mạng xã hội, internet 1 1,4%

Khác 0 0

Tổng 71 100%

Qua bảng 2.22 phương tiện giúp khách hàng biết đến sản phẩm cho vay của Agribank Ninh Hòa cho ta thấy sức mạnh hết sức to lớn của yếu tố lan truyền “một đồn mười, mười đồn một trăm”; CBTD chỉ đóng vai trò là người giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng đầu tiên, và khi khách hàng đó sử dụng sản phẩm của ngân hàng có cảm nhận tốt thì chắc chắn họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân sử dụng khi có nhu cầu. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách chú trọng chăm sóc khách hàng tốt, đặc biệt là đối với những địa bàn mới. Còn phương tiện thông qua tờ rơi, băng rôn, internet vẫn chưa hiệu quả khi thu hút được ít người chú ý, ngân hàng cần có phương án thay đổi hình ảnh và cách bố trí nơi đặt để có được hiệu quả cao hơn.

2.3.3.3. Ý định của khách hàng được khảo sát về việc tiếp tục sử dụng sản phẩm của Agribank Ninh Hòa

Bảng 2.23: Ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm của Agribank Ninh Hòa

Tiếp tục sử dụng sản phẩm của

Agribank Ninh Hòa trong tương lai Tần số Tỷ lệ

Có 64 90,1%

Không 0 0

Chưa biết 7 9,9%

Qua bảng 2.23 ta thấy: Đa số khách hàng có ý định sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm Agribank Ninh Hòa trong tương lai, đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển hoạt động cho vay trong thời gian tới. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận khách hàng còn lưỡng lự (chiếm 9,9%), ngân hàng cần đẩy mạnh khắc phục những yếu điểm để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa và để củng cố niềm tin của khách hàng.

Nhận xét chung:

Nhìn chung khách hàng hài lòng đối với các sản phẩm dịch vụ cho vay cũng như đánh giá cao đội ngũ nhân viên của Agribank Ninh Hòa, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần chú ý khắc phục như sau:

- Số lượng nữ giới giao dịch với ngân hàng vẫn còn ít, cho thấy các sản phẩm dành cho phái yếu chưa được phát triển.

- Giá trị món vay thấp so với các ngân hàng khác cho cùng một tài sản thế chấp. - Vẫn còn một bộ phận nhỏ khách hàng đang vay vốn phân vân về ý định tiếp tục vay vốn tại ngân hàng trong tương lai, cần có biện pháp đẩy mạnh lòng tin từ phía khách hàng.

- Cuộc khảo sát bị hạn chế về thời gian và không gian, vì thế khó có thể thống kê chính xác nhất về cảm nhận của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 87 - 89)