Chất lượng hoạt động cho vay tại Agribank Ninh Hòa

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 69 - 77)

2.2.4.1. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tại chi nhánh Agribank Ninh Hòa

Bảng 2.9: Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay/LNTT tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận từ cho vay triệu đồng 3.247 4.375 5.750 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 4.128 5.298 6.891

Lợi nhuận từ cho vay/LNTT 78,7% 82,6% 83,4%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Qua bảng 2.9 ta thấy:

Nhìn chung là lợi nhuận từ hoạt động cho vay đều tăng qua các năm. Tỷ lệ lợi nhuận cho vay/LNTT là chỉ tiêu cho biết trong 100 đồng LNTT thì có bao nhiêu đồng từ lợi nhuận từ cho vay. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay/LNTT là

82,6% có nghĩa là trong 100 đồng LNTT có 82,6 đồng lợi nhuận từ cho vay. Năm 2014 tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay/LNTT là 83,4% có nghĩa là trong 100 đồng LNTT có 83,4 đồng lợi nhuận từ cho vay. Tỷ lệ này luôn tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động cho vay luôn mang lại nguồn thu nhập lớn trên 70% LNTT của ngân hàng.

2.2.4.2. Hệ số thu nợ

Bảng 2.10: Hệ số thu nợ Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số thu nợ triệu đồng 368.190 454.618 596.299 Doanh số cho vay triệu đồng 424.324 537.839 649.266

Hệ số thu nợ 86,8% 84,5% 91,8%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Qua bảng 2.10 ta thấy:

Nhìn chung hệ số thu nợ của Agribank Ninh Hòa qua 3 năm đều trên 84%, đây là một tín hiệu chứng tỏ công tác thu nợ đang được triển khai khá tốt, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng. Năm 2012 hệ số thu nợ 86,8% nghĩa là trong 100 đồng cho vay chi nhánh thu hồi được 86,8 đồng. Năm 2013 hệ số thu nợ 84,5% nghĩa là trong 100 đồng cho vay chi nhánh thu hồi được 84,5 đồng. Tuy nhiên năm 2013 hệ số thu nợ giảm so với năm 2012 nhưng không đáng kể. Do đó ngân hàng cần tiến hành đôn đốc hơn nữa trong việc thu hồi nợ, song song đó CBTD cần kiểm tra giám sát kỹ hơn việc khách hàng sử dụng vốn vay như thế nào, nếu thấy sử dụng vốn sai mục đích cần phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn để hạn chế thấp nhất những rủi ro. Đồng thời các hộ vay thuộc nhóm nợ xấu cần nghiêm chỉnh tiến hành khởi kiện đưa ra tòa và thu hồi vốn. Khắc phục những hạn chế trong công tác thu hồi nợ; năm 2014 hệ số thu nợ 91,8% nghĩa là trong 100 đồng cho vay chi nhánh thu hồi được 91,8 đồng; đây là một con số khá cao, là tín hiệu đáng mừng cho những nỗ lực không ngừng của toàn chi nhánh.

2.2.4.3. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu a) Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu triệu đồng 3.553 2.399 1.917 Dư nợ triệu đồng 271.725 354.946 407.913

Tỷ lệ nợ xấu 1,3% 0,7% 0,5%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy được sự nỗ lực của ngân hàng trong việc xử lý các trường hợp nợ xấu, tình hình nợ xấu giảm đều qua các năm; tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ 1,3 % vào năm 2012 giảm còn 0,5% vào năm 2014. Tỷ lệ xấu qua 3 năm đều nhỏ hơn 3%, chứng tỏ chất lượng cho vay của chi nhánh khá tốt, đã kiểm soát được nợ xấu không để nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Có được những kết quả như vậy là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chi nhánh và địa phương trong công tác đôn đốc kiểm tra thu hồi nợ và tiến hành xử lý các hộ vay không có thiện chí trả nợ.

+ Đối với những khách hàng thuộc nhóm nợ xấu mà không có thiện chí trả nợ thì chi nhánh tiến hành khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ.

+ Tuy nhiên còn đối với những khách hàng có thiện chí trả nợ thì chi nhánh tạo mọi điều kiện gia hạn thêm thời gian để họ xoay sở trả nợ cho ngân hàng.

b) Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.12: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 TT (%) Năm 2013 TT (%) Năm 2014 TT (%) Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 +/(-) % +/(-) % Cá nhân 3.025 85,1 2.339 97,5 1.622 84,6 (686) (22,7) (717) (30,7) DN tư nhân - - - - 100 5,2 - - 100 - Hộ gia đình 490 13,8 60 2,5 195 10,2 (430) (87,8) 135 225,0 Hợp tác xã - - - - - - - - - - Công ty cổ phần - - - - - - - - - - Công ty TNHH 38 1,1 - - - - (38) (100) - - Tổng nợ xấu 3.553 100 2.399 100 1.917 100 (1.154) (32,5) (482) (20,1)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Nhận xét: Qua bảng 2.12 ta thấy:

+ Nợ xấu chủ yếu nằm ở cá nhân và hộ gia đình. Nợ xấu cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu, tỷ trọng luôn chiếm trên 84% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Vì cá nhân và hộ gia đình với số lượng khá lớn, địa bàn phân bố lại rộng khắp rải rác khiến cho CBTD gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin của những đối tượng này; không có đủ cơ sở dữ liệu thông tin quá khứ, hiện tại để có kết quả thẩm định xác thực với thực tế nhất về khách hàng. Khi không thu thập đủ thông tin khiến cho CBTD rất dễ mắc sai lầm khi cho vay, làm cho dư nợ xấu của cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

+ Nợ xấu doanh nghiệp tư nhân năm 2014 tăng 100 triệu đồng do ngân hàng quá tin vào phương án kinh doanh của DN, trong khi đó tình hình tài chính của DN không minh bạch, yếu kém.

Qui mô vốn DN nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của DN không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xảy ra là đương nhiên.

+ Nợ xấu công ty TNHH năm 2013 giảm 38 triệu đồng tương ứng giảm 100%, là do CBTD đã tìm biện pháp giúp công ty có thêm thời gian tháo gỡ khó khăn trước mắt để công ty có thời gian xoay vòng vốn tạo ra lợi nhuận trả cho ngân hàng.

c) Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Bảng 2.13: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/(-) % +/(-) % Nông nghiệp 956 26,9 696 29,0 845 44,1 (260) (27,2) 149 21,4 Lâm nghiệp - 0,0 - 0,0 - 0,0 - - - - Thuỷ sản 1.697 47,8 1.214 50,6 463 24,2 (483) (28,5) (751) (61,9) Khai khoáng - 0,0 - 0,0 - 0,0 - - - -

Tiêu dùng, chi tiêu

cá nhân bằng thẻ 550 15,5 129 5,4 45 2,3 (421) (76,5) (84) (65,1) Thương mại, dịch vụ 350 9,9 360 15,0 564 29,4 10 2,9 204 56,7

Tổng nợ xấu 3.553 100 2.399 100 1.917 100 (1.154) (32,5) (482) (20,1)

Biểu đồ 2.9 : Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Ninh Hòa 2012 – 2014 Qua bảng 2.13 và biểu đồ 2.9 ta thấy: nhóm nợ xấu thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu phân theo ngành kinh tế.

 Lâm nghiệp không có nợ xấu vì tới năm 2014 mới phát sinh khoản vay trị giá 500 triệu đồng, đây là lĩnh vực vay trung và dài hạn nên trong năm 2014 khách hàng chưa đến kỳ hạn trả nợ, do đó chưa phát sinh nợ xấu trong lâm nghiệp.

 Thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng nợ xấu lớn trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nhưng nhìn chung thì nợ xấu ngành thủy sản có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013 nợ xấu thủy sản giảm 483 triệu đồng tương ứng giảm 28,5% so với năm 2012; năm 2014 nợ xấu tiếp tục giảm 751 triệu đồng tương ứng giảm 61,9%. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, khí hậu, nguồn nước bị ô nhễm làm cho tôm, cá, ốc hương… chết hàng loạt kết hợp với việc Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá làm thị trường đầu ra bị thu hẹp, người dân không có tiền trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên một tính hiệu tích cực là ngày 20/9/3013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết vụ kiện của Bộ Thương mại Mỹ chống trợ giá tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Việt Nam có 33 DN xuất khẩu tôm được hưởng thuế suất 0% và được hoàn trả số tiền thuế đã nộp, Khánh Hòa có CTCP Nha Trang Seafoods F17 là một công ty lớn thường xuyên thu mua tôm nguyên liệu trên địa bàn Thị xã

956 696 845 1697 1214 463 0 0 0 550 129 45 350 360 564 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

T riệu đồ n g Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Khai khoáng Tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ Thương mại, dịch vụ

Ninh Hòa đã giúp cho những hộ gia đình nuôi tôm có thêm thu nhập để trả bớt nợ cho ngân hàng, điều đó góp phần lý giải vì sao nợ xấu thủy sản liên tục giảm.

 Khai khoáng không có nợ xấu nguyên nhân là do CBTD hạn chế giải ngân tràn lan chạy theo thành tích, rà soát kỹ lưỡng hơn trong công tác thẩm định nên không có nợ xấu.

 Nợ xấu của hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân qua thẻ liên tục giảm: năm 2013 nợ xấu giảm 421 triệu đồng tương ứng giảm 76,5% so với năm 2012, năm 2014 nợ xấu lại giảm 84 triệu đồng tương ứng giảm 65,1% so với năm 2013. Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng nơi người vay công tác (đơn vị có ký hợp đồng liên kết với ngân hàng) để tiến hành xử lý nợ xấu, ví dụ như khi người vay không còn công tác tại đơn vị nữa ngân hàng sẽ cùng với đơn vị liên kết làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội để thu hồi bớt số nợ. Và ngân hàng cũng đã áp dụng nhiều biện pháp khác và tiến hành chọn lựa những khách hàng uy tín để cho vay nên nợ xấu trong tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ giảm.

 Nợ xấu thương mại, dịch vụ luôn tăng qua các năm: cụ thể năm 2013 nợ xấu tăng 10 triệu đồng tương ứng tăng 2,9% so với năm 2012; sang năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng 204 triệu đồng tương ứng tăng 56,7% so với năm 2013. Nợ xấu liên tục tăng qua các năm vì ngân hàng đẩy mạnh cho vay sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Các DN kinh doanh trong lĩnh này những năm gặp khó khăn nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. DN kinh doanh thua lỗ là do năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều DN đầu tư vào những lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án SXKD khả thi mà đáng lẽ ra nó phải thành công trong thực tế.

 Nông nghiệp: năm 2013 nợ xấu nông nghiệp giảm 260 triệu đồng tương ứng giảm 27,2% đây là tín hiệu đáng mừng ; tuy nhiên sang năm 2014 nợ xấu trong nông nghiệp lại tiếp tục tăng 149 triệu đồng tương ứng tăng 21,4%. Nợ xấu trong nông nghiệp giảm rồi lại tăng chủ yếu là trồng mía và chăn nuôi trâu bò. Nợ xấu trong nông nghiệp chủ yếu là nhóm nợ xấu trong trồng mía và chăn nuôi trâu bò.

Nợ xấu trong trồng mía chiếm hơn 25% tổng nợ xấu nông nghiệp. Nguyên nhân nợ xấu nằm trong trồng mía là do tình hình thanh toán của các công ty mía đường Ninh Hòa và Cam Ranh cho các khách hàng chưa được thỏa đáng dẫn đến việc chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó giá mía trên thị trường thấp hơn so với những năm trước đây (trước đây mía nguyên liệu được nhà máy thu mua với giá 1.100.000 đ trên 1 tấn mười chữ đường, bây giờ thì chỉ còn khoảng 850.000đ trên 1 tấn mía nguyên liệu mười chữ đường); những năm gần đây với tiến trình hội nhập WTO đường nước ngoài vào Việt Nam chịu mức thuế suất rất thấp đã làm cho ngành đường gặp những khó khăn không nhỏ, làm giảm nguồn thu nhập của người dân và cũng gián tiếp làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, gia tăng nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, khi trồng mía nông dân được sợ hỗ trợ về mặt tài chính của 2 Nhà máy đường Ninh Hòa và Cam Ranh rồi nhưng vẫn tiếp tục làm đơn xin vay vốn tại ngân hàng; nếu CBTD cho vay nhiều thì họ sẽ sử dụng số vốn đó đầu tư vào mục đích khác mà ngân hàng không biết được do đó góp phần làm tăng nợ xấu.

Nợ xấu trong nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi trâu bò, chiếm hơn 53% tổng nợ xấu nông nghiệp. Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong chăn nuôi trâu, bò: thời tiết, khí hậu thay đổi làm phát sinh nhiều dịch bệnh ngoài ý muốn như dịch lỡ mồm long móng, tụ huyết trùng, trướng hơi dạ cỏ làm trâu bò bị chết gây tổn thất kinh tế, người dân không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng. Gần đây trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa diễn ra nhiều vụ trộm trâu bò với số lượng lớn. Nắm bắt được tâm lý ngân hàng Agribank có chính sách cho vay hỗ trợ mua bò sinh sản nên nhiều người dân đã lợi dụng khe hỡ này, xin vay mua bò nhưng lại sử dụng vốn vào mục đích khác như cho vay nặng lãi… nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đầu ra của thị trường thịt bò đang bị một số đối tượng xấu dùng hóa chất độc hại làm giả từ một loại thịt nào đó thành thịt bò (thịt bò có giá cao hơn các loại khác), chính vì vậy đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, thu hẹp thị trường đầu ra, qua đó làm giảm nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)