NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 89)

2.4.1. Kết quả đạt được

Với sự chỉ đạo đúng đắn của ban Giám đốc, sự cố gắng, nỗ lực của mỗi cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh, thời gian qua hoạt động phát triển cho vay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

 Tỷ lệ lợi nhuận cho vay trên tổng LNTT năm 2012 chiếm 78,7% và tỷ lệ này tăng qua các năm (năm 2014 chiếm 83,4%), điều này cho thấy hàng năm lợi nhuận từ cho vay góp phần không nhỏ làm gia tăng LNTT của toàn Chi nhánh.

 Với chính sách phát triển cho vay của Agribank là phát triển chiều rộng đi đôi với chiều sâu tức là tích cực tăng trưởng dư nợ và dư nợ đó phải là dư nợ có chất lượng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay luôn nhỏ hơn 3% (tỷ lệ cho phép theo

quy định của NHNN là 5%); cụ thể năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,3% sang đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 0,5%.

 Giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập từ việc bán chéo sản phẩm khi cho vay như bảo hiểm bảo an tín dụng, mở tài khoản, chuyển tiền qua tài khoản của ngân hàng, dịch vụ nhắc nợ qua điện thoại SMS Bạnking...

 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ CBTD của phòng Kế hoạch – Kinh doanh được sắp xếp theo địa bàn khá khoa học, hợp lý, góp phần tăng hiệu quả trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ.

 Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức mới có thể giao dịch được với ngân hàng. Agribank Ninh Hòa đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới kênh phân phối: tính đến tháng 05/2014 Agribank Ninh Hòa có 1 chi nhánh, 3 PGD và 5 máy ATM. Mạng lưới chi nhánh, PGD và hệ thống máy ATM phân bố khá hợp lý, tạo sự thuận tiện cao nhất cho khách hàng khi đến giao dịch, đây là một lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn của Agribank so với các NHTM khác trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa. Chính vì vậy mà những năm qua Agribank Ninh Hòa đã mở rộng, thu hút thêm được nhiều khách hàng đến giao dịch với Agribank Ninh Hòa.

 Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng làm khách hàng hài lòng, cộng thêm vào đó là sự hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình và tận tâm trong công việc của CBTD đã mang đến cho khách hàng sự hài lòng. Trong mắt khách hàng thì cái tên Agribank gắn liền với sự chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình, chính khách hàng sẽ là người truyền miệng, mang thêm khách hàng mới về cho ngân hàng.

2.4.2. Những tồn tại

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên bên cạnh đó, trong việc phát triển hoạt động cho vay ngân hàng vẫn còn gặp một số hạn chế sau:

 Nợ xấu qua các năm có giảm và tỷ lệ nợ xấu nhìn chung thấp dưới 3%, nhưng nếu xét theo cơ cấu ngành kinh tế và thành phần kinh tế thì thấy được một số vấn đề nổi cộm như sau: Nợ xấu trong cho vay cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Nợ xấu trong ngành thương mại,

dịch vụ và nông nghiệp (chủ yếu nợ xấu trong trồng mía và chăn nuôi trâu, bò) tăng qua các năm.

 Theo như khảo sát thì lượng khách hàng có độ tuổi từ 18 - 25 chỉ chiếm khoảng 11,3%, vì đối tượng này thu nhập chưa ổn định, có nhiều rủi ro nên ngân hàng e ngại trong việc cấp tín dụng, nhưng đây lại là đối tượng có nhiều nhu cầu vay như vay tiêu dùng cá nhân hay khởi tạo sự nghiệp cần đến sự trợ giúp của ngân hàng hoặc mới kết hôn muốn vay ngân hàng để làm ăn, xây dựng nhà cửa ổn định cuộc sống…

 Theo khách hàng đánh giá là thời gian xử lý hồ sơ còn hơi chậm so với nhu cầu của khách hàng, nguyên nhân bởi lẽ bản chất của hành vi cho vay là ứng trước nên độ rủi ro cao khiến CBTD tốn nhiều thời gian thẩm định kỹ khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên ngân hàng cũng nên nghiên cứu để giảm bớt những khâu không thật sự cần thiết nhằm đáp ứng tối đa sự thỏa mãn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ngân hàng.

 Phương tiện để khách hàng biết đến sản phẩm của Agribank Ninh Hòa qua 2 hình thức băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi chiếm 2,8% và mạng xã hội, internet chiếm 1,4%, 2 hình thức quảng bá sản phẩm này vẫn chưa được nhiều người biết đến, chưa đạt được hiệu quả như ngân hàng mong muốn (xem mục 2.2.3.2)

 Vẫn còn 9,9% khách hàng khi được hỏi có tiếp tục sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng trong thời gian tới hay không thì trả lời là không biết. Đây tuy không phải là tỷ lệ cao nhưng là căn cứ để ngân hàng xây dựng các chính sách giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị

ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.

Ở trong nước, SXKD chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Năm 2014, cả nước có 58.322 DN khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước. Trong đó, 11.723 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46.599 DN ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký. Trong số này, 94% DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng, 70% thuộc lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng công nghệ thấp như: bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú ăn uống, dịch vụ việc làm…

Ngày 1 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 (HD - 981) vào biển Đông Việt Nam làm thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 8 tháng 5 năm 2014. Trên sàn HOSE, VN- Index giảm đến 33,09 điểm, tương ứng 5,91%; trên sàn HNX, HNX-Index giảm 5,3 điểm, tương ứng 6,92%. Theo nhận xét của hãng tin tài chính, phiên giao dịch sáng 8 tháng 5 là phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2001. Theo Thủ tướng Việt Nam, sự kiện này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, tác động tiêu cực đến nhiều mặt, trong đó có phát triển kinh tế. “Ngay như kinh tế xã hội, chúng ta mất 1 triệu khách du lịch. Nếu không có sự kiện này thì chúng ta có 9 triệu lượt khách du lịch” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn chứng.

Những biến động của nền kinh tế vĩ mô tác động nhiều đến ngành nhạy cảm như ngân hàng. DN gặp khó khăn khiến nợ xấu tăng cao, bên cạnh đó chính sách thắt chặt tăng trưởng của NHNN cũng làm hoạt động tín dụng tại các NHTM gặp khó khăn. Trong những năm qua hàng loạt các ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý làm giảm lòng tin của khách hàng đối với các NHTM.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trong cuộc đua giành thị phần trên địa bàn. Một số ngân hàng đi đầu trong hoạt động cho vay như ACB, Sacombank và Vietcombank đã có chiến lược và đường lối phát triển rõ ràng. Họ đã đưa ra các sản phẩm khác biệt, điều này càng gây khó khăn cho Agribank Ninh Hòa khi giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

2.4.3.2. Nguyên nhân về phía khách hàng

Do thói quen tâm lý của người Việt Nam chưa thực sự quen với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nhiều khi có nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà cửa hay các hoạt động khác họ đều không nghĩ ngay đến sự trợ giúp của ngân hàng. Đơn giản vì họ không thích vay ngân hàng vì sợ các thủ tục phiền phức, ngại công khai tình trạng tài chính của mình. Thay vào đó họ sẽ vay ở ngoài hay người thân bạn bè để tài trợ cho các nhu cầu của mình. Chính điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng có nhiều thông tin về các NHTM, các thông tin về lãi suất, chính sách ưu đãi, về sự tiện ích của sản phẩm tín dụng hay về thủ tục hồ sơ, khách hàng dễ dàng đem ra so sánh và sẽ chọn ngân hàng cung cấp những điều kiện phù hợp với họ. Đây là thách thức đặt ra để ngân hàng phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa sản phẩm để lôi kéo khách hàng về mình.

2.4.3.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan chung của nền kinh tế và toàn ngành ngân hàng thì những tồn tại trong hoạt động cho vay xuất phát từ chính bản thân của ngân hàng.

Trong cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự:CBTD là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các khoản vay. CBTD của Chi nhánh đều là những người năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Bản thân mỗi CBTD không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt trong thẩm định quản lý các khoản vay, đảm bảo chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên do còn trẻ nên CBTD chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ cho vay. Ngoài ra cũng có một số CBTD từ địa phương khác đến nên chưa am hiểu hết phong tục tập quán cũng như thói quen sản xuất, kinh doanh tại địa phương do đó CBTD mất nhiều thời gian để hòa nhập và làm quen với môi trường mới, thiết lập các mối quan hệ mới.

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ

XÃ NINH HÒA 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA AGRIBANK NINH HÒA TRONG PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Đối với NHTM, việc phát triển hoạt động cho vay là một vấn đề quan trọng bởi ngân hàng không chỉ tăng cường vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân mà còn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng, do vậy bất cứ một ngân hàng nào cũng đều cố gắng tìm ra các giải pháp để phát triển cho vay. Tùy vào đặc điểm riêng của từng ngân hàng, mục tiêu theo đuổi và tình hình phát triển kinh tế từng thời kỳ mà mỗi ngân hàng có định hướng riêng về phát triển cho vay. Agribank Ninh Hòa đã vạch ra những kế hoạch phát triển hoạt động cho vay như sau:

Về khách hàng:

+ Ưu tiên xem xét tăng hạn mức tín dụng với khách hàng có đóng góp thu nhập lớn cho ngân hàng, khách hàng có năng lực tài chính tốt, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, khả năng phát sinh rủi ro thấp, có tài sản đảm bảo an toàn.

+ Duy trì và giữ vững quan hệ với khách hàng lâu năm, uy tín bằng những giải pháp cụ thể về lãi suất, phí, linh hoạt về tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay, thời gian xử lý hồ sơ...

+ Tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành những văn bản hướng dẫn về chính sách, quy trình, quy chế liên quan đến cấp tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng đảm bảo an toàn, thận trọng.

+ Tiếp tục tìm kiếm, ưu tiên xem xét tăng trưởng tín dụng đối với những khách hàng mới tiềm năng, khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, những ngành có triển vọng phát triển và có tiềm năng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

 Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu:+ Dư nợ hữu hiệu tăng 15%.

+ Tỷ trọng dư nợ trung hạn tối đa 34%.

 Địa bàn hoạt động: tăng cường cả chiều rộng và chiều sâu, ngoài việc mở rộng địa bàn mà còn đánh mạnh vào chiều sâu của từng khu vực hiện có.

 Sản phẩm cho vay: tiếp tục hoàn thiện sản phẩm hiện có, đồng thời triển khai

các cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường nhằm xây dựng chiến lược lâu dài phát triển những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược của ngân hàng.

 Kiểm soát chặt chẽ rủi ro: đưa tỷ lệ nợ xấu xuống càng thấp càng tốt, phấn đấu

tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Thận trọng khi xem xét mở rộng hoặc tăng mức cấp tín dụng đối với một số khách hàng có mức dư nợ lớn tại Chi nhánh.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI AGRIBANK NINH HÒA NINH HÒA

3.2.1. Kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ngoài lý do khách quan từ nền kinh tế còn có những tồn tại từ phía ngân hàng, do đó Agribank Ninh Hòa cần:

a) Nâng cao trách nhiệm của CBTD trong cho vay

CBTD không chỉ cho vay mà còn phải chịu trách nhiệm thu nợ đến cùng đối với khách hàng đó. Gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ, nếu khi tăng doanh số cho vay CBTD được thưởng thì khi nợ xấu tăng lên cũng phải có hình thức phạt tương ứng, nghiêm minh và công bằng. Ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ nhằm thanh lọc những CBTD mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản, làm mất uy tín của ngân hàng.

b) Nâng cao chất lượng thẩm định của CBTD

Thẩm định các dự án đầu tư, phương án SXKD được xem là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên CBTD phải tập trung tất cả kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và danh mục cho vay nói chung. Khi tiến hành thẩm định, ngoài việc làm rõ tính khả thi, hiệu quả, tính pháp lý và khả năng tự trả nợ của dự án, phương án đó; CBTD

còn phải tập trung các yếu tố phi tài chính (uy tín của khách hàng, chất lượng bộ máy quản lý, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng,…).

Xem xét kỹ báo cáo tài chính của DN xin vay vốn tại ngân hàng, báo cáo tài chính phải có xác nhận của kiểm toán độc lập, như vậy mới tránh được các báo cáo tài chính thiếu trung thực.

c) Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay

Theo quy trình cho vay Agribank ban hành thì khâu kiểm tra sử dụng vốn vay có một vị trí quan trọng đối với chất lượng món vay và khả năng trả nợ của

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 89)