Kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 96 - 98)

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ngoài lý do khách quan từ nền kinh tế còn có những tồn tại từ phía ngân hàng, do đó Agribank Ninh Hòa cần:

a) Nâng cao trách nhiệm của CBTD trong cho vay

CBTD không chỉ cho vay mà còn phải chịu trách nhiệm thu nợ đến cùng đối với khách hàng đó. Gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ, nếu khi tăng doanh số cho vay CBTD được thưởng thì khi nợ xấu tăng lên cũng phải có hình thức phạt tương ứng, nghiêm minh và công bằng. Ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ nhằm thanh lọc những CBTD mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản, làm mất uy tín của ngân hàng.

b) Nâng cao chất lượng thẩm định của CBTD

Thẩm định các dự án đầu tư, phương án SXKD được xem là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên CBTD phải tập trung tất cả kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và danh mục cho vay nói chung. Khi tiến hành thẩm định, ngoài việc làm rõ tính khả thi, hiệu quả, tính pháp lý và khả năng tự trả nợ của dự án, phương án đó; CBTD

còn phải tập trung các yếu tố phi tài chính (uy tín của khách hàng, chất lượng bộ máy quản lý, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng,…).

Xem xét kỹ báo cáo tài chính của DN xin vay vốn tại ngân hàng, báo cáo tài chính phải có xác nhận của kiểm toán độc lập, như vậy mới tránh được các báo cáo tài chính thiếu trung thực.

c) Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay

Theo quy trình cho vay Agribank ban hành thì khâu kiểm tra sử dụng vốn vay có một vị trí quan trọng đối với chất lượng món vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ của DN và các hóa đơn mua bán hàng hóa để xem lại việc phát tiền vay, nếu phát hiện thấy những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc đưa ra cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Sau khi hoàn thành dự án, phương án vay, CBTD bám sát diễn biến về tình hình kinh doanh, nguồn tiền về, thu nhập của người vay để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn thì CBTD phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, đưa ra phương án gia hạn, thu hồi nợ và phải theo dõi sát món vay nhằm thu hồi nợ đúng thời gian khách hàng đã cam kết.

d)Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng, lượng hóa các đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng cho vay.

e) Tăng cường công tác thu hồi nợ:

- Tiến hành phân tích nợ để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp đối với từng khách hàng theo chỉ đạo của Agribank cấp trên.

- Thường xuyên đôn đốc và theo dõi chặt chẽ nguồn thu của khách hàng, đối với hộ có thiện chí trả nợ cho cam kết trả dần, đối với hộ không còn khả năng kiên quyết chuyển nợ quá hạn và tập trung tìm biện pháp xử lý để thu hồi, khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ.

- Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan Tòa án, Chi cục Thi hành án để đẩy mạnh công tác xử lý nợ quá hạn.

- CBTD thường xuyên bám sát hộ vay, kết hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương đôn đốc thu hồi nợ và đề xuất các biện pháp xử lý. Căn cứ vào các Bản cam kết trả nợ của khách hàng theo dõi để thực hiện

- Thực hiện phân tích nợ từng món xử lý rủi ro, tùy từng địa bàn, khả năng tài chính của từng hộ để có các biện pháp xử lý phù hợp như sau:

+ Đối với cán bộ: làm việc với cấp chính quyền địa phương để tác động. Nếu không chuyển biến sẽ chọn lựa điển hình một vài trường hợp chây ỳ để khởi kiện.

+ Đối với hộ có thu nhập: mời đến ngân hàng để Ban Giám đốc làm việc, nếu không chuyển biến sẽ thực hiện khởi kiện để thu hồi nợ. Kết hợp thực hiện các chính sách về giảm lãi vay đối với các trường hợp khó khăn về tài chính để tận thu.

+ Rà soát các hộ nằm trong diện đền bù giải tỏa để có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương để thu đền bù.

+ Các hộ khó khăn thực sự lập cam kết trả nợ dần theo khả năng tích lũy.

f) Hạn chế cho vay các món nhỏ lẻ dưới 10 triệu đồng, thận trọng cho vay chăn nuôi trâu bò và nuôi trồng thủy sản

g) Agribank liên kết với công ty bảo hiểm để bảo đảm nguồn vốn vay của khách hàng. Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (Abic) ra đời để phục vụ nhu cầu cho khách hàng, đồng thời cũng là một giải pháp để tránh rủi ro cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)