2.1.2.1. Chức năng
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank.
Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc giao.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank. - Việc huy động vốn có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNN và của Agribank.
Cho vay
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Agribank.
Dịch vụ ngân hàng:
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…
Dịch vụ bảo lãnh dự thầu
Thu hộ - Chi hộ
Dịch vụ ngân hàng điện tử: chuyển tiền nhanh Western Union
Dich vụ thẻ ATM
Bảo hiểm bảo an tín dụng Abic
Các dịch vụ thanh toán khác
Kinh doanh ngoại hối
2.1.3. Vai trò và vị trí của Ngân hàng
Chi nhánh Agribank Ninh Hòa đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong thời gian qua, cụ thể như sau:
Bằng công tác cấp tín dụng chi nhánh đã góp phần giải quyết vấn đề về vốn cho các DN xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, để đứng vững trong sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Với chương trình cho vay tín dụng nông thôn góp phần ổn định và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, chi nhánh còn là nơi an toàn và uy tín để các thành phần kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi thực hiện tiết kiệm, đảm bảo đồng vốn có khả năng sinh lời.
Chi nhánh luôn hoàn thành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như đối với AgribankViệt Nam về chính sách lãi suất, cấp vốn cho các dự án kế hoạch trong thị xã như: cho vay xây dựng nhà vượt lũ nông thôn, cho vay phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất… để từ đó góp phần cùng Agribank Việt Nam luôn xứng đáng là ngân hàng chủ đạo, vững mạnh và tin cậy trong sự phát triển của Thị xã Ninh Hòa.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng
Chi nhánh Agribank Ninh Hòa là một NHTM nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đầu tư vốn vào các dự án SXKD, theo định hướng của địa phương và sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Là một thành viên chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Agribank Tỉnh Khánh Hòa (số 02 Hùng Vương - Nha Trang) và Agribank Việt Nam (trụ sở chính tại số 02 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội).
Chi nhánh gồm Ban Giám đốc và 3 phòng: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Hành chính - Nhân sự. Ngoài ra chi nhánh còn có 3 PGD trực thuộc: PGD Dục Mỹ, PGD Ninh An, PGD Ninh Diêm.
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Ninh Hòa 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban Giám đốc: hiện có 03 người
- 01 Giám đốc: phụ trách chung, tổ chức cán bộ.
- 02 Phó giám đốc: 01 Phó giám đốc phụ trách công tác Phòng Kế toán - Ngân quỹ, 01 Phó giám đốc phụ trách phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: gồm 16 cán bộ, trong đó bao gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 14 CBTD phụ trách địa bàn.
- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng. - Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Phân tích kinh tế theo ngành kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước và nước ngoài khác.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Chịu trách nhiệm Marketing, tín dụng bao gồm:
+ Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của Agribank. BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kế toán Ngân quỹ PGD Ninh Diêm PGD Ninh An PGD Dục Mỹ
+ Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm.
- Quyết toán kế hoạch đến PGD trực thuộc.
- Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tham dự các cuộc họp và làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
- Tổng hợp, báo cáo và tự kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các chức năng khác do Giám đốc chi nhánh Agribank giao.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ: gồm 08 cán bộ, trong đó bao gồm 01 trưởng phòng phụ trách chung, 01 phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 01 trưởng quỹ, 01 phụ trách bộ phận máy tính và 04 giao dịch viên kế toán.
- Thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng chi tiêu hành chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo quy định.
- Kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện các kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn. - Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định và các nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc phân nhiệm.
Phòng Hành chính - Nhân sự: có 03 cán bộ, trong đó bao gồm 01 trưởng phòng phụ trách chung tổ chức nhân sự của Ngân hàng và 02 cán bộ hành chính.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã được chi nhánh Agribank phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Agribank.
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, tạp vụ in ấn tài liệu văn phòng của chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động.
- Đầu mối thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh và ngân hàng cấp trên.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
- Thực hiện các chế độ cho cán bộ, viên chức, người lao động. Quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán đến nhóm và người lao động. - Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
- Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
2.1.5. Đánh giá khái quát kết quả một số hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Hòa trong thời gian vừa qua (2012 - 2014) Ninh Hòa trong thời gian vừa qua (2012 - 2014)
2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/(-) % +/(-) % Tổng huy động 305.000 100 392.698 100 511.297 100 87.698 28,8 118.599 30,2
Vốn huy động phân theo thời hạn
Không kỳ hạn 25.152 8,2 49.462 12,6 91.965 18,0 24.310 96,7 42.503 85,9 Có kỳ hạn 279.848 91,8 343.236 87,4 419.332 82,0 63.388 22,7 76.096 22,2 3 tháng 192.527 63,1 248.160 63,2 336.600 65,8 55.633 28,9 88.440 35,6 3 – 6 tháng 54.623 17,9 63.208 16,1 49.535 9,7 8.585 15,7 (13.673) (21,6) 6 – 12 tháng 12.963 4,3 11.606 3,0 17.382 3,4 (1.357) (10,5) 5.776 49,8 > 12 tháng 19.735 6,5 20.262 5,2 15.815 3,1 527 2,7 (4.447) (21,9)
Vốn huy động phân theo khách hàng
Tiền gửi kho bạc 12.253 4,0 5.807 1,5 30.342 5,9 (6.446) (52,6) 24.535 422,5 Tiền gửi TCTD 1.500 0,5 176 0,0 1.070 0,2 (1.324) (88,3) 894 508,0 Tiền gửi tổ chức
kinh tế 30.789 10,1 44.751 11,4 55.400 10,8 13.962 45,3 10.649 23,8 Tiền gửi dân cư 260.458 85,4 341.964 87,1 424.485 83,0 81.506 31,3 82.521 24,1
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy:
Nhìn chung, lượng vốn huy động qua các năm đều tăng ổn định. Năm 2013 lượng vốn huy động đạt 392.698 triệu đồng, tăng 87.698 triệu đồng, tương ứng tăng 28,8% so với năm 2012. Sang năm 2014, ngân hàng triển khai các loại hình tiết kiệm dự thưởng nên lượng vốn huy động tiếp tục tăng, vốn huy động đạt 511.297 triệu đồng, tăng 118.599 triệu đồng, tức tăng 30,2% so với năm 2013. Trong những năm vừa qua hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập ngân hàng làm cho tâm lý người dân có phần e ngại, tuy nhiên Agribank với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam
về quy mô tài sản nên lượng vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm. Chứng tỏ Agribank ngày càng tạo được niềm tin ở khách hàng, là người bạn đồng hành của mọi nhà “mang phồn thịnh đến khách hàng”.
Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.1: Vốn huy động theo kỳ hạn tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014 Dựa vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy:
Xét theo kỳ hạn vốn huy động chủ yếu là có kỳ hạn chiếm trên 80% tổng vốn huy động, thậm chí năm 2012 chiếm đến 91,8% tổng vốn huy động. Năm 2013 vốn huy động có kỳ hạn đạt 343.236 triệu đồng, tăng 63.388 triệu đồng, tương ứng tăng 22,7% so với năm 2012. Sang năm 2014 vốn huy động có kỳ hạn tiếp tục tăng đạt 419.332 triệu đồng, tăng tuyệt đối 76.096 triệu đồng, tương ứng tăng 22,2% so với năm 2013. Vốn huy động có kỳ hạn luôn tăng qua các năm giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc cấp tín dụng.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắn hạn, trong đó phần lớn có kỳ hạn dưới 3 tháng và kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, do chu kỳ SXKD ở địa phương quay vòng nhanh và tương đối ổn định.
Vốn huy động không kỳ hạn tăng dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ năm 2012 chỉ chiếm 8,2% đã tăng lên 18% vào năm 2014. Vốn huy động không kỳ hạn có tốc độ tăng khá nhanh: cụ thể năm 2013 đạt 49.462 triệu đồng, tăng 24.310 triệu đồng, tức tăng 96,7% so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng đạt 91.965 triệu
0 200000 400000 600000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
305000 392698 511297 25152 49462 91965 279848 343236 419332 T riệu đồ n g Tổng vốn huy động Vốn huy động không kỳ hạn Vốn huy động có kỳ hạn
đồng, tăng tuyệt đối 42.503 triệu đồng, tương ứng tăng 85,9% so với năm 2013. Vốn huy động không kỳ hạn chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng để trong các loại thẻ của Agribank. Sở dĩ, tiền gửi không kỳ hạn tăng là do Agribank đã triển khai hàng loạt các chương trình tiện ích cho khách hàng khi sử dụng thẻ; triển khai mạnh việc thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, nạp tiền điện thoại... mọi lúc, mọi nơi thông qua dịch vụ Mobile Banking và SMS Banking, khách hàng có thể thanh toán tiền một cách tiện lợi nhất. Từ những tiện ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank mang lại đã thu hút được lượng lớn khách hàng tham gia thanh toán qua thẻ, làm cho vốn huy động không kỳ hạn tăng lên nhanh chóng.
Cơ cấu vốn huy động phân theo khách hàng
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động theo khách hàng tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014 Dựa vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 ta thấy:
Đối tượng huy động vốn chủ yếu của Agribank Ninh Hòa là từ dân cư với mức huy động luôn chiếm trên 83% tổng vốn huy động. Vốn huy động từ kho bạc và các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn huy động phân theo khách hàng. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa đa số là các DN vừa và nhỏ, lượng tiền gửi vào chủ yếu là vừa đủ để thanh toán tiền hàng hóa, chứ không nhằm đầu tư lấy lãi. Trong khi huy động về phía cá nhân các tầng lớp dân cư lại khá ổn định vì đặc điểm của cá nhân khi gửi tiền chủ yếu nhằm tiết kiệm cho lâu dài do
0 100000 200000 300000 400000 500000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 122531500 5807 176 303421070 30789 44751 55400 260458 341964 424485 T riệu đồ n g
vậy thay đổi trong lượng tiền huy động của cá nhân qua các năm ít có sự biến động, giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Cụ thể năm 2013 vốn huy động từ dân cư đạt 341.964 triệu đồng (chiếm 87,1% trong cơ cấu nguồn vốn), tăng 81.506 triệu đồng tương ứng tăng 31,3% so với năm 2012. Sang năm 2014, vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm ưu thế, đạt 424.485 triệu đồng, tăng 82.521 triệu đồng tương ứng tăng 24,1% so với năm 2013.
2.1.5.2. Hoạt động cho vay vốn
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Nhận xét: Qua bảng 2.2 ta thấy:
Nhìn chung tình hình dư nợ cho vay của Agribank Ninh Hòa qua các năm đều tăng. Năm 2013 dư nợ đạt 354.946 triệu đồng tăng 83.221 triệu đồng tương ứng tăng 30,6% so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ tiếp tục tăng đạt 407.913 triệu đồng tăng tuyệt đối 52.967 triệu đồng tương ứng tăng 14,9% so với năm 2013. Vì đại đa
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/(-) % +/(-) % Tổng dư nợ 271.725 100 354.946 100 407.913 100 83.221 30,6 52.967 14,9
Dư nợ theo thời hạn
Ngắn hạn 186.224 68,5 232.584 65,5 279.613 68,5 46.360 24,9 47.029 20,2 Trung hạn 85.501 31,5 122.362 34,5 128.300 31,5 36.861 43,1 5.938 4,9