Thông tin khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 77 - 81)

2.3.1.1. Giới tính của khách hàng được khảo sát

Bảng 2.14: Giới tính của khách hàng

Giới tính Tần số Tỷ lệ

Nam 56 78,9%

Nữ 15 21,1%

Số liệu có từ bảng 2.14 giúp ta phát hiện ra rằng phần lớn khách hàng vay vốn từ ngân hàng là nam giới (chiếm đến 78,9%). Trong khi Agribank Ninh Hòa vẫn có một số sản phẩm cho vay qua hội Phụ nữ, cho vay tiêu dùng, thấu chi cho cả nam và nữ tại các đơn vị liên kết với ngân hàng như trường học, cơ quan nhà nước… nhưng tỷ lệ khách hàng nữ vay vốn vẫn rất thấp. Tại sao số lượng nữ giới lại hạn chế như vậy? Do một số nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất vẫn là do quan điểm nhìn nhận của người dân ta khi phần nhiều người xem đàn ông là trụ cột gia đình, là chủ hộ, nam giới thường đứng tên nhiều tài sản có giá trị của gia đình để thế chấp và do vậy họ thường đứng ra vay vốn luôn. + Thứ hai là nam giới thường có mức thu nhập cao và ổn định hơn so với nữ, do đó đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn.

+ Thứ ba là nữ giới vẫn còn tâm lý e dè, ngại khi tiếp xúc, giao dịch với ngân hàng. + Cuối cùng là các sản phẩm dành riêng cho phái nữ vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, còn nhiều người chưa biết đến sản phẩm này của ngân hàng.

Từ khi có luật bình đẳng giới năm 2006 thì vai trò của phụ nữ đang ngày một nâng cao, do đó Chi nhánh cần có những chiến lược quan tâm nhiều hơn nữa đối với đối tượng này, bởi đây là đối tượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng chưa khai thác hết.

2.3.1.2. Độ tuổi của khách hàng được khảo sát

Bảng 2.15: Độ tuổi của khách hàng được khảo sát

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ 18 – 25 8 11,3% 26 – 35 17 23,9% 36 – 45 25 35,2% 46 – 60 21 29,6% Tổng 71 100%

Qua bảng 2.15 ta thấy phần lớn khách hàng đến giao dịch từ 26 tuổi đến 60 tuổi, chiếm cao nhất là khách hàng trong độ tuổi từ 36 - 45 (chiếm hơn 35% tổng

khách hàng phỏng vấn) độ tuổi này mọi người đa số có kinh tế tương đối ổn định và muốn mở rộng SXKD hay mua sắm những tài sản quan trọng có giá trị.

Khách hàng trong độ tuổi từ 18 - 25 chỉ chiếm 11,3% trong tổng khách hàng được phỏng vấn, lý do là vì khách hàng trong độ tuổi này thu nhập chưa cao và cũng chưa thật sự ổn định nên ngân hàng ngại cho vay vì sợ rủi ro. Tuy nhiên, nhóm khách hàng trong độ tuổi này lại có rất nhiều nhu cầu cần vay vốn ngân hàng nên ngân hàng cần có chính sách hợp lý về tài sản bảo đảm hay mức vay để phát triển cho vay với đối tượng khách hàng này.

Tại Agribank Ninh Hòa những khách hàng có độ tuổi lớn trên 60, muốn vay vốn tại ngân hàng thì phải nhờ các thành viên khác trong hộ khẩu đứng ra vay vốn. Có thể nói đây là một biện pháp khá hay: một mặt nhằm hạn chế rủi ro, mặt khác còn giúp quảng bá các sản phẩm của Agribank đến người thân của mình.

2.3.1.3. Nghề nghiệp của khách hàng được khảo sát

Bảng 2.16: Nghề nghiệp của khách hàng

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ

Làm nông 20 28,2%

Cán bộ công chức Nhà nước 18 25,4 % Cán bộ nhân viên trong các công ty 16 22,5% Kinh doanh, buôn bán 11 15,5% Làm việc trong lĩnh vực du lịch, khách sạn 6 8,4%

Khác 0 0%

Tổng 71 100%

Qua bảng 2.16 cho ta thấy chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng khách hàng giao dịch có nghề nghiệp làm nông, tiếp theo là cán bộ công chức Nhà nước và cán bộ nhân viên trong các công ty, cuối cùng là kinh doanh buôn bán nhỏ và các nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch, khách sạn…

+ Số lượng khách hàng đến giao dịch với Agribank Ninh Hòa đa phần là làm nông vì các sản phẩm cho vay chủ yếu tại Agribank là “tam nông” Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn.

+ Ngoài ra, lượng khách hàng làm việc trong các công ty và cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ lớn vì đặc điểm của khách hàng này là nằm chung trong 1 tập thể đơn vị mà Agribank Ninh Hòa liên kết (một số đơn vị có liên kết với ngân hàng như trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn Thị xã; các trường trung cấp nghề, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị bệnh viện, chi cục thuế, quản lý đô thị…) có thể vay vốn tại chi nhánh bằng phương thức tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thấu chi.

+ Còn đối với khách hàng là chủ kinh doanh, buôn bán lại không tập trung mà rải rác khắp địa bàn, việc tìm kiếm và quản lý sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên món vay của đối tượng này lại lớn hơn để phục vụ SXKD, ngoài ra còn có các tiểu thương tại các chợ như chợ Dinh Ninh Hòa là chợ có quy mô lớn nhất tại Thị xã Ninh Hòa và các chợ vùng lân cận. .

2.3.1.4. Thu nhập của khách hàng được khảo sát

Bảng 2.17: Thu nhập của khách hàng được khảo sát

Thu nhập (triệu/tháng) Tần số Tỷ lệ 3 đến 5 25 35,2% 6 đến 10 34 47,9% 11 đến 15 9 12,7% 16 đến 20 2 2,8% Trên 20 1 1,4% Tổng 71 100% Nhận xét: Qua bảng 2.17 ta thấy:

Mức thu nhập của khách hàng được khảo sát có tỷ lệ lớn nhất là từ 6 đến 10 triệu đồng (chiếm 47,9%), đa phần rơi vào những người có độ tuổi từ 36 - 45 tuổi và

đã kết hôn. Còn thu nhập đa phần từ 3 - 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 35,2% thường nằm trong độ tuổi từ 18 - 35 tuổi.

Điều này là phù hợp với ngành nghề của những người điều tra, bởi đa phần họ làm nông hoặc là cán bộ nhà nước và nhân viên các công ty (thu nhập tăng theo thời gian làm việc).

Còn các mức thu nhập 11 - 15 triệu, 16 - 20 triệu hay cao hơn 20 triệu, được xem là mức thu nhập cao, mức thu nhập này rơi vào những người là chủ kinh doanh, buôn bán.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 77 - 81)