Quy mô hoạt động cho vay tại Agribank Ninh Hòa

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 59 - 69)

2.2.3.1. Dư nợ và tốc tộ tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh Agribank Ninh Hòa

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ Agribank Ninh Hòa

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ triệu đồng 215.591 271.725 354.946 407.913 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 26,0% 30,6% 14,9%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Ninh Hòa) Dựa vào bảng 2.5 ta thấy:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ là chỉ số thể hiện mức độ phát triển về lượng của hoạt động cho vay. Con số tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2013 đạt 30,6% cho thấy dư nợ cho vay năm 2013 tăng 30,6% so với năm 2012, thật vậy dư nợ cho vay tăng từ 271.725 triệu đồng năm 2012 lên 354.946 triệu đồng năm 2013. Năm 2014 chỉ tiêu này có giá trị là 14,9% cho thấy dư nợ cho vay năm 2014 tăng 14,9% so với năm 2013, về giá trị dư nợ đã tăng từ 354.946 triệu đồng năm 2013 lên 407.913 triệu đồng năm 2014. Tốc độ tăng trưởng dư nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như định hướng kinh doanh của ngân hàng, tình hình kinh tế của địa phương, thu nhập của người dân… Vì năm 2014 Agribank muốn tăng trưởng dư nợ nhưng đó phải là dư nợ thật sự tốt, có chất lượng nên tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2014 là 14,9% thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2013 là 30,6%. Đối với Agribank Ninh Hòa, từ nhiều năm nay Chi nhánh đã có kế hoạch phát triển mảng cho vay theo đúng mục tiêu phát triển của Agribank Hội sở là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/(-) % +/(-) % Tổng dư nợ 271.725 100 354.946 100 407.913 100 83.221 30,6 52.967 14,9 Nông nghiệp 100.850 37,1 136.444 38,4 157.138 38,5 35.594 35,3 20.694 15,2 Lâm nghiệp - - - - 500 0,1 500 Thuỷ sản 13.003 4,8 16.561 4,7 19.193 4,7 3.558 27,4 2.632 15,9 Khai khoáng 3.888 1,4 3.721 1,0 2.519 0,6 (167) (4,3) (1.202) (32,3) Tiêu dùng, chi tiêu cá nhân bằng thẻ 35.121 12,9 52.141 14,7 43.906 10,8 17.020 48,5 (8.235) (15,8) Thương mại, dịch vụ 118.863 43,7 146.079 41,2 184.657 45,3 27.216 22,9 38.578 26,4

 Dư nợ theo ngành nghề kinh tế

Biếu đồ 2.6: Dư nợ theo ngành kinh tế tại Agribank Ninh Hòa 2012 - 2014 Dựa vào biểu đồ 2.6 ta thấy:

Dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế: chủ yếu là dư nợ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành thương mại, dịch vụ.

+ Nông nghiệp: Năm 2013 dư nợ nông nghiệp tăng 35.594 triệu đồng tương ứng tăng 35,3% so với năm 2012; năm 2014 dư nợ nông nghiệp tiếp tục tăng 20.694 triệu đồng tương ứng tăng 15,2% so với năm 2013. Các hộ vay vốn tại chi nhánh thường là các hộ nông dân vay vốn phục vụ nhu cầu trồng lúa, trồng mía và chăn nuôi trâu bò. Do chi nhánh Agribank Ninh Hòa đang thực hiện theo đúng chủ trương nghị quyết của Chính phủ đề ra, đó là ưu tiên phát triển “tam nông”: Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn; mức cho vay của Agribank cho nông nghiệp cao

100850 0 13003 3888 35121 118863

Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2012 Đơn vị tính: triệu đồng 136444 0 16561 3721 52141 146079

Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 157138 500 19193 2519 43906 184657

Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2014

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Khai khoáng

Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ Thương mại, dịch vụ

hơn so với các ngân hàng khác (mức cho vay tối đa của Agribank cho nông nghiệp lên đến 90% tổng nhu cầu vốn). Cho vay nông nghiệp là thế mạnh và định hướng phát triển của Agribank Ninh Hòa, bởi lĩnh vực này ngân hàng Agribank được nhà nước hỗ trợ phát triển mạnh hơn các NHTM cổ phần.

+ Lâm nghiệp: trong những năm qua người dân chưa chú ý đến việc trồng rừng, có lẽ vì trồng rừng có thời gian thu hồi vốn chậm hơn so với những lĩnh vực khác. Tuy nhiên đến năm 2014 khi Chính phủ có chương trình kêu gọi người dân trồng rừng để phủ xanh đồi trọc, góp phần bảo vệ môi trường, do đó người dân đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng; chính vì lẽ đó mà năm 2014 dư nợ lĩnh vực lâm nghiệp tăng 500 triệu đồng.

+ Thủy sản: Hộ gia đình nuôi tôm điêu đứng khi Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá tôm làm giảm mạnh nguồn xuất khẩu chủ lực; ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết vụ kiện của Bộ Thương mại Mỹ chống trợ giá tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Kèm theo quyết định này, 33 DN xuất khẩu tôm Việt Nam được hưởng thuế suất 0% và được hoàn trả số tiền thuế đã nộp, thay vì chịu mức thuế suất từ 1,15% đến 7,88% như Bộ Thương mại Mỹ đặt ra, Khánh Hòa có Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 được hưởng ưu đãi này. Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 là một công ty lớn thường xuyên thu mua tôm nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa đã giúp cho những hộ gia đình nuôi tôm ở Thị xã Ninh Hòa phần nào yên tâm vì đã có đầu ra tương đối ổn định; do đó đã kích thích người dân đầu tư mạnh trở lại trong lĩnh vực thủy sản giúp cho dư nợ năm này tăng 3.558 triệu đồng tương ứng tăng 27,4% so với 2012. Năm 2014 với những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, dư nợ cho vay thủy sản năm 2014 tăng 2.632 triệu đồng tương ứng tăng 15,9% so với năm 2013.

+ Khai khoáng: dư nợ cho vay giảm dần qua các năm. Năm 2013 dư nợ khai khoáng giảm 167 triệu đồng tương ứng giảm 4,3%; sang năm 2014 dư nợ khai khoáng tiếp tục giảm 1.202 triệu đồng tương ứng giảm 32,3%. Có lẽ vì nạn khai thác khoáng sản trái phép diễn ra tràn lan làm ô nhiễm môi trường; do đó để thực hiện chủ trương chính sánh nhà nước góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên nên ngân hàng cũng dè dặt hơn khi cho vay, chỉ cho vay đối với các công ty được cấp giấy phép khai thác và thực hiện tốt bảo vệ môi trường; chính vì lẽ đó dư nợ cho vay trong lĩnh vực khai khoáng giảm liên tục qua các năm.

+ Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ: Năm 2013 Agribank Ninh Hòa triển khai các chương trình khuyến mãi đối với khách hàng sử dụng thẻ của Agribank kết hợp với tiện ích của việc có thể rút tiền bất cứ khi nào có nhu cầu sử dụng (24/7) và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên; chính vì vậy mà dư nợ cho vay hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ tăng 17.020 triệu đồng tương ứng tăng 48,5% so với năm 2012. Tại Agribank Ninh Hòa khách hàng được vay tối đa 100 triệu đồng đối với thẻ vàng, 50 triệu đồng đối với thẻ chuẩn, không quá 30 triệu đồng với thẻ tín dụng nội địa làm cho việc tiêu dùng và chi tiêu cá nhân qua thẻ diễn ra rất thuận lợi. Cuộc sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên, góp phần làm cho dư nợ tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ tăng. Tuy nhiên, sau một thời gian có một số khách hàng cho biết rằng chính vì những tiện ích quá thuận lợi của sản phẩm cho vay này mà họ đã mua sắm, tiêu dùng quá thoải mái làm thâm hụt ngân sách chi tiêu của chính họ; nên có một lượng không nhỏ khách hàng đã hạn chế sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ. Điều này đã góp phần lý giải cho lý do vì sao trong năm 2014 dư nợ cho vay tiêu dùng qua thẻ lại giảm quá nhiều, giảm 8.235 triệu đồng tương ứng giảm 15,8% so với năm 2013. Ngoài ra trong giai đoạn này các NHTM khác trên địa bàn cũng triển khai khá mạnh trong các sản phẩm vay tiêu dùng nên đã làm giảm thị phần của Agribank Ninh Hòa, qua đó làm giảm dư nợ vay tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ.

+ Ngoài ra lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Ninh Hòa chiếm trên 40% tổng dư nợ. Năm 2013 dư nợ ngành thương mại, dịch vụ tăng 27.216 triệu đồng tương ứng tăng 22,9% so với năm 2012; năm 2014 dư nợ tiếp tục tăng 38.578 triệu đồng tương ứng tăng 26,4% so với năm 2013. Do tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh của Thị xã Ninh Hòa đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thương mại,

dịch vụ. Thương mại, dịch vụ được gọi là ngành công nghiệp không khói, là ngành nếu như đầu tư đúng hướng sẽ mang lại một nguồn lợi khá lớn cho chủ đầu tư, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng nên lĩnh vực này được các CBTD đánh giá khá cao và mạnh dạn hơn trong việc mở rộng cho vay, qua đó làm dư nợ cho vay liên tục tăng, năm sau tăng với tốc độ cao hơn năm trước. Đây cũng là phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới, tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành thương mại và dịch vụ.

2.2.3.2. Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối chính là chi nhánh, PGD và hệ thống máy ATM của ngân hàng và các kênh phân phối hiện đại khác. Việc phát triển hệ thống này rộng khắp sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng, cũng như khách hàng thuận tiện giao dịch với ngân hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển hoạt động cho vay.

a) Kênh phân phối truyền thống

Hệ thống PGD, chi nhánh

(Nguồn: Từ website của các ngân hàng) Biểu đồ 2.7: Số lượng chi nhánh, PGD tại Thị xã Ninh Hòa tính đến 05/2015

Qua biểu đồ 2.7 ta thấy:

Để có cái nhìn toàn diện hơn về mức độ phủ rộng hệ thống kênh phân phối của Agribank Ninh Hòa, chúng ta cần so sánh Agribank với các NHTM khác trên

0 1 2 3 4 Agribank Vietcombank BIDV Sacombank SHB Nam A Bank ACB Kien Long Bank

4 1 1 1 1 1 1 1 Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch

cùng địa bàn Thị xã. Agribank là một NHTM vốn nhà nước với mục đích chính là phát triển nông thôn nên chiếm ưu thế vượt trội hơn các NHTM khác với 1 chi nhánh tọa lạc tại địa chỉ số 385, phường Ninh Hiệp, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa cùng với 3 PGD tại Ninh An, Ninh Diêm và Dục Mỹ.

b) Kênh phân phối hiện đại

 Hệ thống máy ATM

Bảng 2.7: Điểm đặt máy ATM của Agribank Ninh Hòa Chi nhánh, PGD Số lượng Địa chỉ đặt máy ATM

Agribank Ninh Hòa 3 Số 385 Trần Quý Cáp, Ninh Hiệp, Ninh Hòa PGD Dục Mỹ 1 Thôn Tân Khánh, Ninh Sim, Ninh Hòa PGD Ninh Diêm 1 Thôn Phú Thọ 2, Ninh Diêm, Ninh Hòa

(Nguồn: Từ website của Agribank)

(Nguồn: Từ website của các ngân hàng) Biểu đồ 2.8: Số lượng máy ATM trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa tính đến 05/2015

Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.8 ta thấy:

Ngoài hệ thống chi nhánh, PGD thì hệ thống các trụ ATM cũng đóng góp một phần quan trọng phát triển hoạt động cho vay bởi nó giúp khách hàng thuận tiện trả lãi thông qua tài khoản thẻ mà không phải đến ngân hàng, đồng thời cũng phát triển một hình thức cho vay qua thẻ.

Đối với hệ thống máy ATM, Agribank Ninh Hòa hiện vẫn đang chiếm ưu thế về cả số lượng và độ phủ rộng với 5 máy ATM, tạo thuận lợi cho khách hàng giao

0 1 2 3 4 5 Agribank Vietcombank BIDV Sacombank SHB Nam A Bank ACB Kien Long Bank

5 2 2 2 0 0 1 0 Hệ thống trụ ATM

dịch với ngân hàng qua hệ thống thẻ nhằm phát triển hoạt động cho vay một cách nhanh chóng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Các kênh phân phối tiện ích khác của Agribank

Không những có lợi thế cạnh tranh với hệ thống PGD và số lượng máy ATM phân bố khắp trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa, Agribank Ninh Hòa cũng không ngừng xây dựng các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, ví dụ như:

 Kênh phân phối qua điện thoại:

“Mobile Banking – Ngân hàng trong tầm tay”.

Agribank Mobile Banking là tiện ích giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi chỉ thông qua tin nhắn SMS từ điện thoại di động.

Nạp tiền điện thoại mọi lúc mọi nơi

Chuyển khoản siêu nhanh

Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại

Bảng 2.8: Các tiện ích khi sử dụng dịch vụ Agribank Mobile Banking

Dịch vụ Tiện ích khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking

Mobile Banking 8149

+ Tự động thông báo biến động số dư

+ Vấn tin số dư tài khoản chính và tài khoản phụ

+ Sao kê 5 giao dịch gần nhất tài khoản chính và tài khoản phụ

Atranfer 8149

+ Chuyển khoản an toàn, nhanh chóng qua tin nhắn 8149

+ Sau khi đăng ký hệ thống sẽ tự động khởi tạo mật khẩu mặc định và gửi tin nhắn về điện thoại của khách hàng.

VnTop 8049

+ Nạp tiền điện thoại mọi lúc, mọi nơi cho điện thoại của mình và cho cả thuê bao khác chỉ bằng 1 tin nhắn từ điện thoại di động.

+ Mệnh giá có ký hiệu: VN10, VN20, VN50, VN100, VN200, VN300, VN500 tương ứng với số tiền 10.000đ đến 500.000đ

ApayBill 8149

Thanh toán hóa đơn điện thoại, internet, điện lực, học phí, vé máy bay…

(Nguồn: Từ website của Agribank)

 Kênh phân phối qua các thiết bị kết nối internet

Dịch vụ nộp thuế điện tử: Là sản phẩm của sự phối hợp giữa Agribank và Tổng Cục thuế, cho phép khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua cổng thông tin của Tổng Cục thuế tại địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn.

Tính năng:

- Đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử.

- Lập và gửi giấy nộp tiền có hỗ trợ cung cấp thông tin số thuế phải nộp. - Tra cứu chứng từ/ thông báo.

- Cập nhật thông tin người nộp thuế.

Lợi ích:

- Quý khách hàng đến các điểm giao dịch của Agribank nơi khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán để thực hiện đăng ký tài khoản sử dụng nộp thuế điện tử 01 lần duy nhất.

- Quý khách hàng không phải tới trụ sở của Agribank, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế, Chi Cục thuế để thực hiện nộp các khoản thuế, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà nước.

- Tiết kiệm thời gian giao dịch của quý khách hàng, được xác nhận kết quả giao dịch tức thời trong vòng 2 giây.

- Nộp thuế 24/7, kể cả ngày nghỉ/ ngày lễ tại bất cứ đâu có kết nối Internet. - Đảm bảo giao dịch an toàn, chính xác.

- Có thể tra cứu nghĩa vụ thuế của mình thông qua cổng thông tin của cơ quan Thuế bằng địa chỉ ID và mã khóa của quý khách hàng.

c) Số lượng CBTD

Một yếu tố quan trọng trong hệ thống kênh phân phối là số lượng CBTD. Số lượng CBTD của các NHTM khác là khá mỏng, bình thường 1 CBTD phải quản lý rất nhiều đơn vị. Chính vì vậy mà phần nào CBTD thiếu thời gian nên bị hạn chế trong việc gặp gỡ, tiếp thị, phục vụ sản phẩm cho vay đến khách hàng, cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm quá trình thu nợ, đồng thời làm giảm năng lực cạnh tranh với của các NHTM đó so với Agribank Ninh Hòa.

Chi nhánh Agribank Ninh Hòa hoạt động phụ trách trên toàn địa bàn Thị xã có tất cả 27 xã phường gồm 7 phường và 20 xã. Hiện nay số lượng CBTD tại Agribank Ninh Hòa phân chia theo địa bàn, trung bình mỗi CBTD quản lý khoảng 3 đơn vị xã hoặc phường. Việc phân bổ số lượng CBTD như vậy là hết sức phù hợp đảm bảo cho CBTD có thời gian để thu thập thông tin về khách hàng và biết tình

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã ninh hòa (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)