II. Các yếu tố môi trường bên trong
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục từ việc nghiên cứu môi trường hiện tại và dự báo tương lai, trên cơ sở đó thiết lập mục tiêu then chốt của đơn vị, xây dựng phương án chiến luợc và triển khai thực hiện chiến lược bằng các chương trình và chính sách. Quá trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hoạch định chiến lược, triển khai thực thi chiến lược và kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh.
Qua nghiên cứu vấn đề về lý luận quản trị chiến lược và tình hình quản lý chiến lược tại công ty Cổ phần Long Thọ, tác giả đã nêu lên được các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác nghiên cứu và hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Long Thọ
- Phân tích, đánh giá một cách chính xác thực trạng của công tác nghiên cứu và hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ trong thời gian qua.
- Trên cơ sở các thực trạng của công ty, tác giả đã đưa phương pháp hoạch định chiến lược với những bước đi cụ thể qua các bước phân tích các yếu tố tác động bên ngoài, bên trong làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh: Công ty cần đầu tư mở rộng sản xuất để khai thác nhu cầu thị trường xi măng đang tăng cao. Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt. Đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing thật sự chuyên nghiệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty. Cần khai thác hết khả năng hiện có; quản lý tốt các yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm, giảm chi phí giá thành sản phẩm. Từ đấy, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định đã nêu ra để
công ty lựa chọn chiến lược phù hợp nhất định theo định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian đến một cách có căn cứ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tốc độ phát triển của công ty.
2. KIẾN NGHỊ
- Nhà nước cần nghiên cứu các bộ luật, các văn bản pháp quy hoàn chỉnh tạo môi truờng cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty.
- Nhà nước xây dựng hệ thống chiến lược cấp quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và thế giới. Tạo điều kiện cho những người có tâm huyết đào tạo sâu trong lĩnh vực này. Tổ chức đào tạo cho xã hội những người có chuyên môn về chiến lược kinh doanh, có lý luận vững chắc và kiến thức thực tiễn, có khả năng độc lập nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đưa các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
- Tỉnh Thừa thiên Huế nên tạo điều kiện thuận lợi với cơ chế chính sách thông thoáng cho công ty. Tạo điều kiện về đất đai, vốn và các yếu tố môi trường thuận lợi để công ty có định huớng phát triển lâu dài.
- Công ty cần nhận thức rõ công tác xây dựng chiến lược kinh doanh là kim chỉ nan định hướng cho mọi hoạt động của công ty nhằm đạt mục tiêu tăng hiệu quả kinh doanh. Việc thực hiện phải theo đúng trình tự, kiểm tra đánh giá thường xuyên công tác này từ đó phát hiện những bất cập, thiếu xót để đìều chỉnh linh hoạt bổ sung kịp thời theo từng giai đoạn ứng với điều kiện môi trường cụ thể.
Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh cũng chỉ mới du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây, việc áp dụng thực tiễn cũng chưa được chú trọng. Mặt khác, những hạn chế của tác giả trong việc tìm hiểu thực tiển và phương pháp nghiên cứu còn thiếu kinh nghiệm và không tránh khỏi các khiếm khuyết một cách nhất định. Do đó, các nhà nghiên cứu, hoạch định chiến lược cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa để giúp đỡ ngành công nghệ sản xuất xi măng có những chiến lược kinh doanh lâu dài.
=================
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1) Đặng Đình Bảo, Hoàng Đức Thân (2003), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
2) Trương Đình Chiến (2003), Giáo trình Quản lý Marketing trong doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
3) Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (2003), Kế toán quản trị và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
4) Fred R.David (2000), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
5) Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
6) Hoàng Hữu Hoà (2001), Phân tích số liệu thống kê, Đại học Kinh tế. 7) Đào Duy Huân (1996), Chiến luợc kinh doanh của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường, NXB Giáo dục Hà Nội.
8) Kotler P. (2003), Quản lý Marketing, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 9) Nguyễn Thị Như Liêm (2000), Giáo trình Quản lý Chiến lược, Đại học
Đà Nẵng.
10) Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
11) Raymond Alain, Thiétart (1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thanh niên.
12) Lê Đắc Sơn (2001), Phân tích Chiến lược kinh doanh: Lý thuyết và thực hành, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.
13) Lê Văn Tám (2000), Giáo trình Quản lý Chiến lược, Nhà Xuất bản thống kê Hà Nội.
14) Lê Văn Tâm, Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh (2002), Giáo trình Quản lý Chiến lược, Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
15) Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
16) Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Quy hoạch phát triển xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển xi măng đén năm 2020.
17) Công ty Cổ phần Long thọ, Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
18) Công ty Cổ phần Long thọ, Báo cáo Dự án khả thi đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Long Thọ II.
19) Các Bản tin Báo thị trường, Giá cả đầu tư 20) Thời báo Kinh tế Việt Nam.
21) Mạng Internet.
Tiếng nước ngoài
1) ICAO (1999), Manual on airport Economics Study, Quebec, Canada. 2) Rigas Doganis (1998), The airport business, Routledge, London.